Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Xanh hóa” sản xuất công nghiệp

Theo ngành chức năng, nước ta đang bị tác động trước những thách thức của biển đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Vì thế, trong chiến lược phát triển của nước ta đã chỉ ra rằng, phát triển bền vững phải gồm ba trụ cột chính là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Do vậy, trong phát triển kinh tế, Việt Nam luôn quan tâm để các doanh nghiệp (DN) công nghiệp thực hiện "xanh hóa" trong các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống của người dân.

Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông sản xuất bóng đèn tiết kiệm điện. Ảnh: Yến Ngọc

Tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường

Tiêu chuẩn "các hệ thống quản lý môi trường" ISO 14001 được ban hành từ năm 1996, đến nay có hàng chục DN được cấp chứng chỉ "đạt tiêu chuẩn". Việc dán nhãn sinh thái hoặc các nhãn tương tự đã thực hiện ở một số sản phẩm. Nhãn sinh thái khuyến khích nhà sản xuất thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường tốt hơn, trên cơ sở giảm thiểu các tác động môi trường, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, giảm tiêu thụ năng lượng... Sản phẩm có nhãn sinh thái được người tiêu dùng lựa chọn ngày càng nhiều, đã khuyến khích nhà sản xuất thay đổi công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường và yêu cầu của người tiêu dùng.

Thời gian qua, một số DN và cơ quan nghiên cứu của nước ta đã đưa ra nhiều sản phẩm sinh thái, với nhiều mặt hàng khác nhau. Trong đó, có trường đại học đã chế tạo thành công xe máy chạy bằng khí đốt thay cho chạy bằng xăng, tiết kiệm nhiều nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm không khí. Công ty CP Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông đã sản xuất nhiều loại bóng đèn tiết kiệm điện, có loại chỉ bằng 1/2 so với bóng thường. Nhiều DN nhỏ và vừa sản xuất các loại hầm biogas phù hợp với quy mô sử dụng của các gia đình, trang trại, sản xuất tập trung, tận dụng chất thải để làm phân, đun nấu, giảm bớt ô nhiễm môi trường... Đến nay đã có hơn 300 DN thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, đổi mới công nghệ để tiết kiệm năng lượng, tạo ra các sản phẩm sạch phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Cơ hội tiếp cận "công nghiệp xanh" còn hạn chế
Hướng tới mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước vào năm 2020, nước ta cần tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển công nghiệp, nhưng nên theo cách thức "xanh, sạch và bền vững". Vì vậy, cần thay đổi nhận thức theo cách: tăng trưởng kinh tế không được đi đôi với gia tăng tiêu thụ năng lượng, lạm dụng quá mức nguyên, vật liệu và không ngừng phát thải khí, chất thải vào môi trường sống...

Hiện nay, mục tiêu phát triển "công nghiệp xanh" đã được xây dựng, giải pháp cũng được thiết kế và theo đánh giá của ngành chức năng là đem lại hiệu quả tối ưu, nhưng cơ hội tiếp cận "công nghiệp xanh" còn hạn chế, do chi phí đầu tư vượt quá khả năng tài chính của các DN nhỏ và các hộ gia đình. Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, nhất là đối với khu vực kinh tế tư nhân do quỹ tài chính của họ eo hẹp, chỉ phấn đấu hoàn thành mục tiêu đơn thuần vì sự tồn tại và phát triển, chứ không tính đến yếu tố bền vững. Họ không sẵn sàng dành chi phí để thay thế thiết bị, ứng dụng công nghệ sạch vào quy trình sản xuất và đặc biệt không chú tâm đến việc hạn chế sử dụng nguyên, vật liệu, tiết kiệm và tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng. Qua điều tra của ngành chức năng, các DN nước ta, nhất là khu vực kinh tế tư nhân chưa nhận được sự hỗ trợ nhiều về tài chính, hay các cơ chế chính sách đặc thù từ phía Nhà nước nhằm khuyến khích ứng dụng công nghệ sạch vào quy trình sản xuất. 

 "Xanh hóa" trong sản xuất công nghiệp của các DN sẽ thực sự có hiệu quả khi chi phí chuyển giao công nghệ được giảm tối đa và có sự tăng cường hỗ trợ về cơ chế, chính sách, nhằm khuyến khích DN mạnh dạn đầu tư vào ngành công nghiệp thân thiện với môi trường.

(Theo Khánh Linh // Hanoimoi Online)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Căng thẳng thị trường giấy
  • Lào: Ngành công nghiệp chế biến tăng trưởng cao
  • Tiếp sức công nghiệp hỗ trợ
  • Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ
  • ĐBSCL mở rộng diện tích trồng mía lên 90.000ha
  • Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi: Ngày càng phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu
  • Muối ngoại “giết” muối nội
  • Công nghiệp văn hoá: cần xác định loại hình mũi nhọn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container