Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may liên kết để giảm áp lực về lao động

Trước thực tế thiếu hụt lao động trầm trọng trong khi đơn hàng xuất khẩu đã ký với đối tác, nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may đã tính đến chuyện đem hợp đồng đi gia công lại và liên kết với các DN trong vùng.
 
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đức Chiến, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đức Giang (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, lao động tại Tổng công ty cũng biến động, nhưng ở ngưỡng chấp nhận được, chưa gây ảnh hưởng lớn cho hoạt động sản xuất. Vì vậy, không chỉ đảm bảo hoàn thành đơn hàng đã ký kết, những năm qua, Tổng công ty Đức Giang còn có thể thực hiện đơn hàng cho các DN liên kết, như Công ty cổ phần May Nam Định, Công ty Đầu tư và Thương mại Thái Nguyên (TNG) và Công ty cổ phần X20 (Hà Nội).

Theo đại diện Công ty cổ phần May Nam Định, thiếu điện, thiếu công nhân là nguyên nhân khiến DN này phải từ chối rất nhiều đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù nhiều năm nay, DN đã có giải pháp giảm áp lực về thiếu lao động khi liên kết với một số đối tác để làm hàng, nhưng cũng không thể tự tin nhận thêm đơn hàng, vì lượng hàng hoá gia công tại DN bạn chỉ có hạn.

Câu chuyện liên kết chuỗi các DN dệt may nhằm gia tăng sức cạnh tranh đã được các chuyên gia trong ngành khuyến khích thực hiện từ thời điểm dệt may xuất khẩu phải chịu quota. Việc liên kết chuỗi sẽ làm cho các DN mạnh lên, đặc biệt là những DN nhỏ và vừa, giúp họ nâng cao năng lực sản xuất và chuyên môn hoá tốt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh nguyên liệu đầu vào căng thẳng, thiếu hụt lao động, các DN trong liên kết sẽ cùng chia sẻ khó khăn và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hầu hết DN đều trong cảnh thường xuyên phải tuyển thêm lao động, thì việc liên kết để gia công hàng hoá cũng không dễ dàng, bởi DN chỉ có thể nhận gia công sản phẩm khi đã hoàn tất đơn hàng xuất khẩu của mình.

Ông Phan Công Minh, Giám đốc Công ty cổ phần May Việt Hưng (đóng tại TP.HCM) cho biết, những năm trước, nếu thiếu lao động, mà có nhiều đơn đặt hàng, Công ty có thể nhờ đơn vị khác hỗ trợ, nhưng năm nay, kể cả các DN lớn, có hàng chục ngàn lao động cũng từ chối.

Theo một DN xuất khẩu hàng dệt may đóng tại Bình Dương, để tìm được DN đóng trên cùng địa bàn, sản xuất mặt hàng tương tự, đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, với giá gia công chấp nhận được, là câu chuyện cực kỳ khó.

Những diễn biến bất thường về thị trường lao động dệt may diễn ra trong suốt hơn 2 năm qua thực sự khiến các DN lo ngại. Lâu nay, lao động vẫn là lợi thế của ngành dệt may, nhưng với một thực tế là nguồn lao động dồi dào và giá thấp đang giảm mạnh, thì đây lại trở thành lực cản không nhỏ đến việc hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD năm 2010.

Để khắc phục khó khăn hiện tại, bên cạnh giải pháp liên kết, nhiều DN đang áp dụng các giải pháp củng cố năng lực, tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách tăng năng suất, cải tiến công nghệ, quản lý chặt nguồn lao động với các chính sách lương thưởng hợp lý để người lao động yên tâm làm việc.

(Theo Hải yến // Báo đầu tư)

  • Tăng xuất khẩu hàng dệt may - có còn khả năng?
  • Ngành da giày Việt: Đừng bỏ ngỏ thị trường nội địa!
  • Nghịch lý cung ứng nguyên phụ liệu dệt may
  • Vải ngoại vẫn lấn sân
  • Áp lực cho sợi dệt
  • Ngành dệt may triển khai nhiều dự án cho mục tiêu phát triển bền vững
  • Vinatex đón nhận Huân chương Sao Vàng
  • Các doanh nghiệp dệt may: Tiết kiệm điện để giảm giá thành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container