Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN da giày chưa hết khó khăn về lao động

Đến thời điểm này, tình hình sản xuất và tiêu thụ của ngành da giày khá ổn định và phục hồi so với cùng kỳ năm trước, hầu hết các doanh nghiệp đã ký được đơn hàng đến quý III/2010. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, việc thu hút nhân công vào làm việc vẫn gặp nhiều khó khăn.
 
Công ty cổ phần Giày Ngọc Hà vốn là doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu khá ổn định, với trên 1.100 lao động, nhưng hiện cũng không tránh khỏi tình cảnh thiếu lao động. Ông Đỗ Đình Vinh, Phó giám đốc Công ty cho biết, để giao hàng đúng hẹn cho đối tác, Công ty đã làm việc với một huyện nghèo của tỉnh Sơn La để đưa lao động là con em đồng bào dân tộc xuống làm việc tại nhà máy đặt tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn bỏ vốn xây dựng một nhà máy tại huyện Phù Yên, Sơn La, nhằm giảm sức ép về lao động đang diễn ra tại các thành phố lớn.

Theo Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động (TP.HCM), mấu chốt của câu chuyện khó tuyển lao động trong ngành da giày hiện nay là thu nhập quá thấp. Thu nhập trung bình của lao động da giày chỉ khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/tháng, trong khi thu nhập thấp nhất của một lao động tự do làm phụ hồ cũng là 80.000 đồng/ngày. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không có các chế độ hỗ trợ, như nhà lưu trú, nhà giữ trẻ, nên lao động khó gắn bó lâu dài với công việc.

Biết rõ thực tế trên, nhưng bản thân doanh nghiệp da giày cũng không thể giải quyết được. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, đơn hàng có, nhưng giá gia công thấp, nhiều doanh nghiệp còn không thể trả lương cao cho người lao động, nói gì đến hỗ trợ về chỗ ở. Ông Vinh đề xuất, đối với những ngành sử dụng nhiều lao động nữ như dệt may, da giày, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ như miễn giảm thuế đất để doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân.

Nhiều doanh nghiệp ngành da giày đã có chủ trương chuyển dịch nhà máy ra các vùng ven để tận dụng lao động tại địa phương. Tuy nhiên, thực tế triển khai lại không dễ dàng. Đại diện một doanh nghiệp da giày tại TP.HCM cho biết, nhiều vùng ven đô thậm chí còn chưa có đường điện, do không nằm trong khu công nghiệp, tình trạng cắt điện dài tại khu vực này khiến doanh nghiệp rất khó xoay xở.

Năm 2010, với mục tiêu tăng trưởng 13%, các doanh nghiệp trong ngành da giày phải đạt kim ngạch xuất khẩu 4,6 tỷ USD. Hết tháng 5/2010, xuất khẩu của ngành da giày đạt 1,78 tỷ USD, tăng 5% so với tháng 4 và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, 7 tháng còn lại, các doanh nghiệp phải xuất khẩu hơn 2,8 tỷ USD nữa. Nhiều doanh nghiệp lo ngại, cùng với tình trạng thiếu nhân công, việc giá xuất khẩu chưa cải thiện như hiện nay sẽ khiến họ không chủ động đàm phán ký kết đơn hàng và đó sẽ là nguy cơ khiến ngành da giày khó hoàn thành mục tiêu trên.

(Theo Thế Hải // Báo đầu tư)

  • Dệt may liên kết để giảm áp lực về lao động
  • Tăng xuất khẩu hàng dệt may - có còn khả năng?
  • Ngành da giày Việt: Đừng bỏ ngỏ thị trường nội địa!
  • Nghịch lý cung ứng nguyên phụ liệu dệt may
  • Vải ngoại vẫn lấn sân
  • Áp lực cho sợi dệt
  • Ngành dệt may triển khai nhiều dự án cho mục tiêu phát triển bền vững
  • Vinatex đón nhận Huân chương Sao Vàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container