Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN dệt may: Dửng dưng với đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu

Tâm lý không “mặn mà” đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu dệt may còn khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp (DN).
 
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), từ đầu năm đến nay, đã có hơn 20 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào ngành dệt may. Việc các nhà đầu tư chọn Việt Nam là điểm đến chứng tỏ dệt may vẫn là ngành có nhiều tiềm năng, được các nhà đầu tư đánh giá cao về triển vọng phát triển trong những năm tới.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, Hàn Quốc có số dự án đầu tư lớn nhất vào ngành may, tiếp đến là Hồng Kông, Đài Loan... Dù vẫn biết tình trạng thiếu lao động dệt may đang xảy ra tại Việt Nam, song lĩnh vực may của Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn nhất định và là sự lựa chọn số một cho sự dịch chuyển đầu tư của nhiều DN đến từ Hàn Quốc, Đài Loan... trong thời gian qua.

Tuy nhiên, nhìn ở góc độ ngành, trong nửa đầu năm 2010, việc các dự án đầu tư chỉ đổ dồn vào ngành may chưa hẳn là tín hiệu đáng mừng. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư ngày càng ít mặn mà đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu dệt may, lĩnh vực mà Việt Nam đang thiếu và cần có sự hợp tác từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thực tế này cũng chỉ ra rằng, kỳ vọng của ngành dệt may là thu hút được các dự án đầu tư vào lĩnh vực nguyên, phụ liệu như dệt nhuộm, hoàn tất, kéo sợi... để gia tăng tỷ lệ nội địa xem ra ngày càng khó đạt được.

Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch VITAS nhận định, ngành dệt may Việt Nam đang có thuận lợi khi đón nhận làn sóng dịch chuyển nhà máy sản xuất hàng dệt may từ Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc... sang, do giá nhân công tại các thị trường này tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng với làn sóng dịch chuyển đầu tư, tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may dẫu có cao hơn, song số lượng lao động dệt may lại giảm sút nghiêm trọng. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các DN trong nước và DN FDI tại Việt Nam

Theo giải thích của ông Ân, sự gia tăng của các dự án FDI chỉ đổ dồn vào ngành may, cộng với sự dịch chuyển lao động từ dệt may sang lĩnh vực khác, khiến cho lao động trong ngành giảm sút đáng kể trong 2 năm gần đây.

Có thể thấy, tâm lý không mặn mà đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu dệt may còn khá phổ biến ở nhiều DN. Theo tính toán, với DN may mặc, chỉ cần nhận hợp đồng gia công, tối thiểu cũng thu về được 1 USD/sản phẩm. DN ngành may chỉ cần khoảng 300.000-500.000 USD là có thể đầu tư một nhà xưởng và cứ có đơn hàng là nhận được tiền gia công. Trong khi đó, để đầu tư một nhà máy sản xuất sợi ít nhất cũng cần tới 15-20 triệu USD, lại mất nhiều thời gian để đào tạo tay nghề cho công nhân, chi phí đầu tư cho máy móc, thiết bị tốn kém hơn...

Những năm qua, nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm, Chính phủ và các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế ưu đãi như miễn giảm tiền thuê đất, thuế... Yêu cầu đầu tiên của nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào nhà máy dệt nhuộm ở khu công nghiệp là khu công nghiệp phải có sẵn hệ thống xử lý nước thải chung cho các DN. Thế nhưng, rất ít địa phương có thể đáp ứng được yêu cầu này, vì vậy, ý định của các nhà đầu tư không trở thành  hiện thực.

Kết quả của việc chỉ đổ dồn đầu tư vào ngành may (với ưu điểm là vốn đầu tư ít, tận dụng lao động tại chỗ...), các DN FDI đã thu được không ít lợi nhuận. Nhưng về tổng quan chung của ngành dệt may, ngoại trừ có sự thay đổi khá rõ trong kim ngạch xuất khẩu, thì phần gốc là đầu tư nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất lại không được cải thiện là bao. Thành thử, kim ngạch xuất khẩu tăng thì nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng tăng tương ứng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, trong khi kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 4,85 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thì kim ngạch nhập khẩu các loại nguyên, phụ liệu gồm bông, vải, sợi... đã là hơn 4,6 tỷ USD.

Do phần lớn nguyên, phụ liệu dệt may phụ thuộc vào nhập khẩu, nên các DN còn chịu sự tác động trực tiếp khi giá nguyên, phụ liệu trên thị trường thế giới biến động. Từ đầu năm đến nay, nhiều loại nguyên liệu như bông đã tăng giá trên 40%, sợi tăng 30%... khiến nhiều DN rơi vào tình cảnh càng làm, càng lỗ do đơn hàng và giá xuất khẩu đã ký trước thời điểm xuất khẩu (hay giao hàng) nhiều tháng. Trong khoảng thời gian đó, giá nguyên, phụ liệu đã tăng khá mạnh.

Nếu ngành dệt may không có sự cải thiện và giải pháp quyết liệt trong đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu, thì cho dù kim ngạch xuất khẩu có cao, nhưng trên thực tế, các DN sẽ chỉ luôn đảm nhận phần gia công cho DN nước ngoài.

Theo các chuyên gia, nếu ngành dệt may không có sự cải thiện và giải pháp quyết liệt trong đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu, thì cho dù kim ngạch xuất khẩu có cao, nhưng trên thực tế, các DN sẽ chỉ luôn đảm nhận phần gia công cho DN nước ngoài, giá trị thực thu về thấp và tiếp tục phải loay hoay với tình trạng lao động biến động, vì đồng lương không được cải thiện.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Ấn Độ sẽ là thị trường nguồn cho dệt may Việt Nam
  • Hai mục tiêu của ngành dệt may
  • Giá ngoại tệ biến động: Doanh nghiệp dệt may có ảnh hưởng?
  • Ngành may mặc thu hút FDI - Mừng và lo!
  • Ngành dệt may - Châu Á thống lĩnh thế giới
  • DN da giày chưa hết khó khăn về lao động
  • Dệt may liên kết để giảm áp lực về lao động
  • Tăng xuất khẩu hàng dệt may - có còn khả năng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container