Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Èo uột công nghiệp thời trang Việt

Việt Nam đang nằm trong mười nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu trên thế giới, doanh thu xuất khẩu năm 2010 dự kiến lên đến 10,5 tỉ USD nhưng chủ yếu bằng hoạt động gia công. Số thương hiệu thời trang có tiếng trong nước chỉ mới đếm trên đầu ngón tay, và hầu như chưa có thương hiệu thời trang nào vang danh ở nước ngoài.


Các mặt hàng thời trang bày bán tại hội chợ Thời trang may mặc Việt Nam 2010.
Ảnh: Lê Quang Nhật

Ông Trần Anh Tuấn, giám đốc công ty tư vấn The Pathfinder kể: “Hơn một tháng nay tôi đang tìm kiếm nhà thiết kế cho một công ty may mặc lớn trong nước, nhưng tìm mãi vẫn chưa ra, vì các nhà thiết kế có ý tưởng sáng tạo từng đoạt giải trên các sàn thời trang lại thiếu hẳn kinh nghiệm về sản xuất thời trang công nghiệp, xu hướng tiêu dùng, còn nhà thiết kế từng làm việc cho các công ty lại cứ làm theo kiểu rập khuôn…”. Với vai trò tư vấn thương hiệu, ông Tuấn cho rằng, chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp thời trang mà các doanh nghiệp đang xây, bị lủng lỗ chỗ...

Vẫn đang… dò đường

Ông Nguyễn Đức Hùng, viện trưởng viện Mẫu thời trang Việt Nam nhìn nhận: “Trong chuỗi giá trị phức tạp của công nghiệp thời trang, điều chúng ta đang làm tốt nhất là may. Phần nguyên liệu, đang từng bước tăng sản lượng trồng bông ở nhiều vùng, phụ liệu đáp ứng cho nhu cầu may xuất khẩu khoảng 80% với đủ các nhóm sản phẩm chỉ, vải dựng, nút… còn phụ liệu cho ngành thời trang vẫn phải nhập từ nhiều nước. Riêng phần dệt – nhuộm – hoàn tất thì các nhà máy quá cũ kỹ, phải có thời gian 5 – 7 năm đầu tư mới khôi phục lại được”.

Cũng theo ông Hùng, điều quan trọng nhất mà Việt Nam đang hụt hẫng chính là thiếu đội ngũ chuyên viên lĩnh vực hoá nhuộm, mà đào tạo lực lượng này đang gặp phải vấn đề nan giải là các trường tuyển đầu vào không có sinh viên học. Các công ty muốn khai thác kinh doanh trong lĩnh vực này đang phải thuê chuyên gia nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực xây dựng mạng lưới phân phối kinh doanh. Nhưng họ vẫn thiếu hẳn đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp vì Việt Nam vẫn chưa có trường đào tạo nhà thiết kế.

Thiếu nền tảng cơ sở, thiếu quy trình chuyên nghiệp

Bà Ngô Thị Báu, giám đốc công ty thời trang Nguyên Tâm nêu thực trạng: “Cho đến thời điểm này mỗi nhãn hiệu thời trang Việt Nam đều sản xuất theo bộ ni mẫu riêng mà doanh nghiệp có được, dựa trên đối tác xuất khẩu mà họ đang làm hàng gia công, nên mới có tình trạng cùng chiếc áo, nơi làm theo bộ ni mẫu của Nhật, nơi theo châu Âu, có nơi lại lấy từ Mỹ và chỉnh sửa một chút cho phù hợp với khách hàng Việt Nam. Xu hướng thời trang thì mỗi nơi sao chép theo các catalogue có được, nơi theo gu Tàu, nơi theo gu Tây, không thể hiện được bản sắc riêng”.

Cách xây thương hiệu của doanh nghiệp vẫn chỉ dựa trên chất liệu vải và kỹ thuật may là chính, thiếu hẳn chiến lược đầu tư lâu dài cho thiết kế, tiếp thị, tạo hình ảnh…

“Mỗi nơi sao chép theo các catalogue có được, nơi theo gu Tàu, nơi theo gu Tây, không thể hiện được bản sắc riêng”.

Cần hoàn thiện chuỗi giá trị

Mới đây, viện Dệt Việt Nam đã hoàn tất bộ ni mẫu theo nhân trắc học dựa trên kết quả đo đạc từ 16.000 người Việt trong độ tuổi 6 – 55, nhưng ít doanh nghiệp biết đến. Ông Nguyễn Văn Thông, viện trưởng viện Dệt nói rõ: “Bộ ni mẫu chuẩn này sẽ được cập nhật từng năm. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu, viện sẽ cung cấp bộ ni mẫu được xây dựng thành rập theo nhu cầu kinh doanh từng nhóm mặt hàng như quần tây, sơmi, đầm, quần áo trẻ em, quần áo tuổi teen…”

Đây là một bước tiến đáng ghi nhận, nhưng theo bà Báu, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam muốn phát triển cần phải làm nhiều việc hơn, và rất cần có một người dẫn đầu. Người dẫn đầu chịu trách nhiệm xác định giá trị cốt lõi và chiến lược, tạo tiếng nói đồng bộ để các đơn vị khác cùng theo. Vinatex và các thành viên xuất khẩu tốt, nhưng chỉ mạnh về gia công. Ngành công nghiệp thời trang cần được Nhà nước ban hành chính sách để doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư vào phát triển cái gốc là nguyên phụ liệu, dệt nhuộm hoàn tất. Muốn phát triển nghề thiết kế, nghề hoá nhuộm cần ưu đãi cho sinh viên vay vốn đi học, cấp học bổng cho sinh viên giỏi…

Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm nêu ý kiến: hầu hết các thương hiệu thời trang, để tồn tại và phát triển đều có nhà thiết kế dẫn đầu, thậm chí đa phần là chủ các thương hiệu hoặc những người đứng đầu thiết kế nổi tiếng như Chanel, D&G, Pierre Cardin, nhưng các công ty Việt Nam đều thiếu hẳn phần này. Một vài công ty thuê nhà thiết kế từng đoạt giải quốc tế vào làm việc, nhưng bản thân những người này dù có ý tưởng sáng tạo, lại không am hiểu về thị trường, về kinh doanh, về xu hướng tâm lý tiêu dùng và không được đào tạo bài bản để tạo mẫu cho người tiêu dùng mặc.

(Theo Bích Thuỷ // SGTT Online)

  • DN dệt may: Dửng dưng với đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu
  • Ấn Độ sẽ là thị trường nguồn cho dệt may Việt Nam
  • Hai mục tiêu của ngành dệt may
  • Giá ngoại tệ biến động: Doanh nghiệp dệt may có ảnh hưởng?
  • Ngành may mặc thu hút FDI - Mừng và lo!
  • Ngành dệt may - Châu Á thống lĩnh thế giới
  • DN da giày chưa hết khó khăn về lao động
  • Dệt may liên kết để giảm áp lực về lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container