Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành da giày chiếm 1/10 kim ngạch xuất khẩu cả nước

Theo viện Nghiên cứu da giày (bộ Công thương), trong 10 năm qua, ngành công nghiệp da – giày đã có những bước phát triển khá ấn tượng và là ngành đạt vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu sau dệt may, dầu thô, chiếm tỷ trọng đáng kể (dao động quanh 10%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 5,3 tỉ USD và dự kiến 2010 đạt 6,2 tỉ USD.

Là ngành có định hướng xuất khẩu rõ rệt, chiếm trên 90% sản lượng sản xuất. Hiện nay, ngành da – giày Việt Nam có trên 700 doanh nghiệp, tạo việc làm cho khoảng 700.000 – 750.000 lao động, không kể các cơ sở sản xuất nhỏ và các hộ gia đình, phần lớn là lao động nữ (chiếm trên 80%).

Việt Nam đứng thứ tư trong 10 nước xuất khẩu giày dép hàng đầu trên thế giới. Hiện nay giày dép của Việt Nam đã có mặt trên 50 nước ở khắp các châu lục. Sản phẩm xuất khẩu là giày thể thao, giày vải, giày da nam nữ và dép các loại. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản. Ở các thị trường này, giày của Việt Nam sản xuất thuộc vào dòng sản phẩm cấp trung bình, giá rẻ.

Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh về giá với các đối thủ mạnh cùng xuất khẩu giày như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan… cũng đang mất dần do 70% nguyên phụ liệu vẫn phải nhập khẩu, chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động không còn thuận lợi như trước. 70% doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép theo phương thức gia công thuần tuý cho đối tác nước ngoài. Kỹ thuật, công nghệ, quản lý và thiết kế mẫu sản phẩm gần như phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác.

Trong 10 năm tới (đến năm 2020), để phát triển và cạnh tranh được trên thị trường quốc tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của tiêu dùng trong nước, ngành da – giày Việt Nam cần đẩy mạnh sự điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất có máy móc thiết bị lạc hậu trong ngành da – giày sẽ được nâng cấp, đổi mới hoặc từng bước bị loại bỏ. Các sản phẩm xuất khẩu có thay đổi từ sản xuất sản phẩm truyền thống sang sản xuất các sản phẩm trung và cao cấp, các loại giày da, cặp túi xách thông dụng và thời trang. Chú trọng phát triển sản phẩm đảm bảo chất lượng hơn là số lượng.

Đối với các loại giày dép, cặp túi xách phục vụ nhu cầu nội địa, cần tập trung mạnh hơn vào phát triển mẫu mã thời trang, nghiên cứu ứng dụng nguyên liệu mới, quan tâm tới nghiên cứu nhu cầu thị trường…

(Theo SGTT Online)

  • Ngành dệt may đầu tư nâng tỉ lệ nội địa hóa
  • Trung tâm nguyên phụ liệu thành nơi cho thuê
  • Đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng tạo đột phá cho dệt may
  • Ngành da giày khó trên sân nhà
  • Nâng cao giá trị gia tăng của hàng dệt-may xuất khẩu
  • Ngành da giày tham vọng chiếm 50% thị trường
  • Ngành da giày và áp lực xuất khẩu 4,6 tỷ USD
  • Hàng dệt may ách tắc tại cảng tạm thời được giải tỏa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container