Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành dệt may: Sớm thời trang hóa để tạo thương hiệu

Trong những năm qua, dệt may Việt Nam được đánh giá là ngành có bước phát triển mới, đóng góp lớn vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm gia nhập WTO, ngành Dệt may vẫn còn nhiều tồn tại.

 Phần lớn doanh nghiệp (DN) tập trung thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, thời trang hóa là yếu tố quan trọng tạo ra thương hiệu cho ngành Dệt may, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích và giá trị hơn so với làm gia công...

 Hiệp hội Dệt may và nhiều nhà sản xuất cho rằng, ngành này chủ yếu làm công ăn lương vì làm ra giá trị gia tăng quá thấp. Đơn cử, về làm áo sơ mi xuất khẩu và bán nội địa, nếu các DN trong nước đầu tư mạnh hơn vào sáng tạo, thiết kế, phân phối sản phẩm sẽ thu lại hiệu quả cao gấp 50-70 lần so với làm gia công. Nhưng, hiện nay tiêu thụ sản phẩm nội địa mới chiếm chưa đến 20% doanh số bán hàng của các DN, còn xuất khẩu vẫn chiếm tới 80%. Gần đây, một số DN trong nước như May 10, Việt Tiến... cũng đi theo hướng phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, đến nay sản phẩm thương hiệu cao cấp của Việt Nam còn rất ít. Chỉ một vài DN có đủ điều kiện cạnh tranh với sản phẩm cao cấp nước ngoài. Công ty Việt Tiến tuy đứng đầu về doanh thu nội địa, nhưng thị trường nội địa chỉ chiếm 25%. Công ty May Phương Đông với thương hiệu F-House cũng nhắm vào thị trường thời trang trong nước nhưng vẫn chưa tạo được thương hiệu trên thị trường nội địa, đặc biệt là trang phục dành cho giới trẻ, mẫu mã còn đơn điệu, không cạnh tranh được với hàng nước ngoài.

 Để thực hiện định hướng phát triển, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đặt ra nhiệm vụ có tính chiến lược cho 3 viện nghiên cứu và 4 trường đào tạo phải coi trọng khâu đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang, lấy Viện Mẫu thời trang Fadin làm hạt nhân nòng cốt trong định hướng cho các nhà thiết kế thời trang. Bên cạnh đó, Tập đoàn đã và đang "gọi" các tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới tiếp tục đầu tư vào sản xuất vải, nhuộm hoàn tất, xơ sợi tổng hợp... Hiệp hội cũng khuyến cáo các nhà sản xuất cần tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, thích mặc gì, loại vải nào, màu sắc ra sao để từ đó có định hướng đầu tư và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Thực tế là Việt Nam luôn đi sau các nước trong khu vực, các nhà quản lý chưa mạnh dạn xúc tiến thị trường trong nước. Trong các cuộc thi collection, nhiều nhà thiết kế đã thành danh, độc lập phát triển bán hàng trong nước, nhưng số này không nhiều. Đội ngũ thiết kế còn mang nặng "tính sân khấu", chưa gắn kết với đời sống xã hội. Chu kỳ sống của sản phẩm dệt, may là rất ngắn, do vậy nhà thiết kế cần năng động, thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm để được xã hội chấp nhận.

 Để thời trang hóa ngành Dệt may Việt Nam rất cần nhiều yếu tố như nguồn nhân lực, sản xuất, thương mại, du lịch, văn hóa... Song, vai trò của các ngành chức năng rất quan trọng, nếu từng DN tự làm sẽ không giải quyết được những vấn đề lớn, mang tính tổng thể.

(Theo báo Hà nội mới )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container