Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đường cao tốc TPHCM-Trung Lương: Lún trong tầm kiểm soát!

Đường cao tốc TPHCM-Trung Lương đang có dấu hiệu lún. Sự thật như thế nào, hôm qua (12-4) PV Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Ngọc Dũng, Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận - chủ đầu tư công trình.

Một đoạn đường cao tốc TPHCM - Trung Lương. Ảnh: CAO THĂNG

° PV: Thưa ông, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đánh giá ra sao về nhiều đoạn trên đường cao tốc TPHCM-Trung Lương đã bị lún?

° Ông ĐỖ NGỌC DŨNG: Ngày 22-3-2010, trong văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về tình hình khai thác tạm thời đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã phản ánh rõ hiện tượng lún ở một số đoạn trên đường cao tốc.

Nền đất của khu vực miền Tây Nam bộ là nền đất yếu và thiết kế đường cao tốc TPHCM-Trung Lương là thiết kế thi công trên nền đất yếu, tuân thủ đúng theo Quyết định 262/2000 của Bộ Giao thông Vận tải về các công trình loại này.

Theo quy chuẩn ấy, các công trình giao thông sau khi được xây dựng hoàn tất và đi vào hoạt động mà bị lún trong phạm vi khoảng 30 cm là chấp nhận được. Hiện nay, các vị trí lún vẫn được các nhà thầu quan trắc liên tục, thường xuyên và tất cả đều ở mức dưới 10cm. Bề mặt tuyến đường chưa có hiện tượng bị rạn hoặc nứt, điều này chứng tỏ tốc độ lún ổn định.

Các vị trí lún nhìn rõ nhất là ở phía sau sàn giảm tải hoặc trước và sau mố cầu. Vì thế, có thể nói đây là việc đã được dự báo trước ngay trong quá trình thiết kế, thi công công trình và hiện đang trong tầm kiểm soát.

Trên thực tế, trung tuần tháng 3-2010, các nhà thầu đã tiến hành bù lún cho phần đường từ Khu công nghiệp Tân Tạo đến Chợ Đệm. Riêng đoạn bị lún từ km 48 đến km 49 - do đây là khu vực nền đất rất yếu, nên các nhà thầu phải chờ nền đất cứng hơn nữa mới có thể thi công tiếp. Tuy nhiên, theo kế hoạch vào tháng 5-2010, khi nền đất tốt hơn các nhà thầu sẽ tiếp tục tiến hành đổ bê tông và thảm hạt tạo nhám cho đoạn đường này.

°  Nhưng với mức lún như hiện nay đã có thể gây nguy hiểm rất lớn cho các xe lưu thông chạy với tốc độ rất cao, thưa ông?

° “Lún trong mức cho phép của tiêu chuẩn xây dựng” điều đó có nghĩa là mức lún an toàn cho các phương tiện giao thông. Trước khi đưa ra tiêu chuẩn xây dựng này, các nhà khoa học đã phải tính toán rất cụ thể.

Vấn đề hiện nay, hầu hết các xe lưu thông trên đường cao tốc TPHCM-Trung Lương đều chạy quá tốc độ 100km/giờ (đối với làn xe sát dải phân cách) và 80km/giờ (đối với làn xe phía trong), nên thời gian qua đã xảy ra một số sự cố. Không chỉ thế, nhiều phương tiện đi trên đường cao tốc còn không đủ điều kiện an toàn để lưu thông ở đây. 

Ông PHAN PHÙNG SANH - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học Xây dựng TPHCM: Bù lún tùy theo tình hình thực tế

Hiện nay, trong xây dựng cơ bản có 4 phương án xử lý lún. Một là dùng cọc bê tông cốt thép, hai là dùng cọc cát, ba là vừa gia tải vừa dùng bấc thấm (dẫn nước ra ngoài), bốn là đầm nén kết hợp hút chân không.

Giá thành của từng phương án này rất khác nhau và thời gian thực hiện cũng không giống nhau. Tùy theo tình hình thực tế (đặc biệt là khả năng tài chính), các nhà thầu có thể chọn phương án phù hợp.

Trong tất cả 4 phương án trên, phương án đắp cát, đất gia tải phải thực hiện lâu nhất. Đại lộ Nguyễn Văn Linh dùng phương án này đã mất gần 10 năm mới hết lún dần.

° Tại sao không xử phạt những xe chạy quá tốc độ trên đường cao tốc?

° Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ thực sự có 40km đường cao tốc ở trên trục TPHCM-Trung Lương này thôi. Vì quá mới nên rất nhiều các quy định về việc sử dụng đường cao tốc chưa được hoàn thiện. Bộ Giao thông Vận tải đang cân nhắc đến việc bắn tốc độ trên đường cao tốc cũng như xem xét nghiên cứu ban hành các quy định về sử dụng và lưu thông trên đường cao tốc phù hợp với yêu cầu mới.

° Thi công trên nền đất yếu không phải là vấn đề mới ở khu vực phía Nam, nhất là đối với nhiều dự án của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận. Tại sao ban không có giải pháp nào để giải quyết căn cơ vấn đề này?

° Việc thi công, công trình trên nền đất yếu đều phải theo quy trình đã được quy định tại Quyết định 262/2000 nêu trên. Thế nhưng, trên thực tế khi thiết kế đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cùng các tư vấn thiết kế đã tăng thêm khoảng 20% số mũi khoan địa chất để xác định cụ thể hơn, chính xác hơn địa chất của vùng đất này.

° Theo các nhà khoa học, có tới 4 phương pháp xử lý lún. Tại công trường thi công đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cùng các nhà thầu đã chọn phương án nào?

° Đúng là có nhiều phương án xử lý lún. Thế nhưng chọn phương án nào không chỉ dựa vào hiệu quả của phương án ấy mà còn phải tính đến khả năng tài chính có thể đáp ứng được hay không.

Trên toàn tuyến cao tốc, ở phần đường chúng tôi sử dụng phương án xử lý lún bằng đóng cọc cát và đắp cát gia tải, ở phần cầu là phương án xử lý lún bằng cọc bê tông cốt thép.

Xử lý lún bằng cọc bê tông cốt thép là tốt nhất, nhanh nhất nhưng cũng đắt nhất, gấp khoảng 4 lần so với phương pháp xử lý bằng đóng cọc cát và đắp cát gia tải. Trong khi xử lý lún bằng đóng cọc cát và đắp cát gia tải tốn khoảng 50 tỷ đồng/km thì đóng cọc bê tông cốt thép tốn tới 200 tỷ đồng/km. Vì ngân sách Nhà nước có hạn nên chúng tôi buộc phải sử dụng cả hai phương pháp như vậy. Phần đường vì thế, phải chờ lún và bù lún liên tục

(Theo NGUYỄN KHOA // SGGP Online)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Xây cầu bộ hành để... thả diều!
  • Ðầu tư nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi
  • Đường dẫn cầu Cần Thơ: Mảnh đất màu mỡ?
  • TPHCM: Đề xuất thiết kế đô thị cho hai bên tuyến đại lộ Đông - Tây
  • Xây dựng đường gom Cầu Giẽ - Phú Yên - Vân Từ
  • 661 tỷ đồng xây dựng Cầu Rào II tại Hải Phòng
  • Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng dự án QL 32 và đường Láng - Hòa Lạc
  • Hoàn thành báo cáo đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container