Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kết luận nguyên nhân sập dầm cầu cạn Pháp Vân

Nguyên nhân chính dẫn đến sự cố là do lỗi trong quá trình thi công.
Kết luận cuối cùng về nguyên nhân sập 4 phiến dầm cầu cạn Pháp Vân đã được Hội đồng giám định gửi đến Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan sáng 24/4.

Theo đó, nguyên nhân khiến 4 phiến dầm sập đổ vào trưa ngày 18/4 là do các phiến dầm đặt lệch, thanh giằng ngang không được hàn, thanh chống gỗ không đảm an toàn trong quá trình thi công.

Về nguyên nhân trực tiếp xảy ra sự cố, theo GS. Lê Văn Thưởng - thành viên Hội đồng giám định, là việc gác dầm lên vị trí gối cao su ở trụ cầu không đảm bảo độ chính xác, cùng với các lỗi nêu trên đã khiến 4 phiến dầm sập đổ.

Cũng theo GS. Lê Văn Thưởng, qua quan sát thực tế, các phiến dầm có chỗ nghiêng, có chỗ hở. Các gối cao su biến dạng không đều làm dầm nghiêng từ từ và đến lúc nghiêng quá thì bị đổ gây hiệu ứng domino. Hoàn toàn không có nguyên nhân từ mưa gió, hay những yếu tố bên ngoài tác động vào.

Liên quan đến chất lượng của các thanh chống nghiêng được các công nhân sử dụng từ các “thanh củi”, GS. Thưởng khẳng định hoàn toàn không đảm bảo an toàn. Ngay đến thời điểm này, nhiều phiến dầm vẫn chưa được nhà thầu thi công hàn để tạo liên kết ngang, sai với quy trình.

Kết luận về trách nhiệm dẫn đến sự cố, GS. Lê Văn Thưởng cho rằng, lỗi chính thuộc về nhà thầu do việc tổ chức thi công chưa tốt, thiếu cẩn thận bởi họ đã được tư vấn cung cấp các quy định, hướng dẫn.

Tuy nhiên, về phía chủ đầu tư và tư vấn giám sát vẫn có phần lơ là, không kiểm tra thường xuyên quá trình thi công công trình.

Sự cố sập 4 phiến dầm trưa ngày 18/4 thuộc gói thầu số 3A, xây dựng cầu cạn Pháp Vân kéo dài, nằm trong dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai 3 Hà Nội do nhà thầu liên danh Sumitomo Mitsui - Tổng công ty Xây dựng Thăng Long thi công.

Gói thầu có chiều dài 2.484 m cầu cạn chạy suốt, 221 m cầu bản có lỗ bê tông cốt thép và hai đường gom dài 950m mỗi bên. Tổng giá trị hợp đồng hơn 990 tỷ đồng. Gói thầu được khởi công 14/10/2008 và được hoàn thành sau 730 ngày, đến nay đã thi công được 70% khối lượng công việc. Thiệt hại về kinh tế của sự cố trên, theo ước tính của chủ đầu tư, vào khoảng 600 triệu đồng.

(Theo Từ Nguyên // Vneconomy)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Khánh thành cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á
  • Đường cao tốc TPHCM-Trung Lương: Lún trong tầm kiểm soát!
  • Xây cầu bộ hành để... thả diều!
  • Ðầu tư nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi
  • Đường dẫn cầu Cần Thơ: Mảnh đất màu mỡ?
  • TPHCM: Đề xuất thiết kế đô thị cho hai bên tuyến đại lộ Đông - Tây
  • Xây dựng đường gom Cầu Giẽ - Phú Yên - Vân Từ
  • 661 tỷ đồng xây dựng Cầu Rào II tại Hải Phòng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container