Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều công trình giao thông lún nghiêm trọng

Đường Hai Bà Trưng (quận 3) bị lún, sụt trưa 20-10. Ảnh: LT
Đường Hai Bà Trưng (quận 3) bị lún, sụt trưa 20-10. Ảnh: LT.

Nhiều công trình giao thông đang lún nghiêm trọng, trong đó có không ít công trình trọng điểm trị giá hàng nghìn tỷ đồng.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Lún nền đường tại các công trình giao thông ở TPHCM và các tỉnh phía Nam” do Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật (JICA) và Hội Cầu đường cảng TPHCM tổ chức vào ngày 22-10.

Đường lún, mố cầu dịch chuyển

Công trình giao thông TPHCM - Trung Lương là tuyến đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam dành riêng cho ô tô. Theo đại diện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (PMU Mỹ Thuận, chủ đầu tư thuộc Bộ GTVT), kết quả quan trắc sau 9 tháng đưa vào khai thác (từ tháng 2 đến 15-10) cho thấy, toàn bộ tuyến đường đang bị lún. Tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm dài trên 11km thì có gần 5km mặt đường bị lún, tập trung tại 14 điểm chủ yếu là các đoạn tiếp giáp giữa các kết cấu cầu, cống.

Có 3 đoạn bị lún nghiêm trọng, có nơi độ lún trung bình lên tới 32cm. Nhiều đoạn tuyến khác lún bình quân từ 10 – 23cm. Đối với tuyến đường cao tốc, hiện chủ đầu tư đã phát hiện có 6 đoạn tuyến với tổng chiều dài gần 1,4km (chiếm 6% toàn tuyến) đang lún, trong đó đoạn tuyến từ km48+355 đến km48+625 với tổng chiều dài 270m bị lún trung bình là 12,5m.

Ông Lại Chí Đức, đại diện chủ đầu tư cho biết, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông tốc độ cao trên đường cao tốc, PMU Mỹ Thuận đã chỉ đạo các đơn vị thi công bù lún cho các điểm lún lớn và tiếp tục theo dõi để xử lý kịp thời.

Cầu Kỳ Hà 1 và cầu Kỳ Hà 4 (quận 2, TPHCM) nối liên tỉnh lộ 25B với cầu Phú Mỹ do Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ làm chủ đầu tư. Kết quả quan trắc xác định 7/8 mố cầu vừa thi công xong đã dịch chuyển, cá biệt có mố cầu Kỳ Hà 1 dịch chuyển đến 26cm hướng ra phía lòng rạch. “Khắc phục tình trạng lún tại khu vực phía Nam và TPHCM rất khó khăn do liên quan đến cơ địa chất” - đại diện JICA thừa nhận.

Sai sót trong thiết kế, thi công

Đối với công trình đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, đại diện PMU Mỹ Thuận thừa nhận do địa chất phức tạp, việc lún nền mặt đường tuyến nối Tân Tạo – Chợ Đệm đã được dự báo trước. Tuy nhiên, có đoạn chiều sâu của đất yếu lên tới 31cm song chỉ được xử lý với chiều sâu 23m, trong khi vị trí này thường xuyên bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nguyệt triều và mực nước ngầm thay đổi. Tuyến đường có một số vị trí đi qua “dòng sông cổ” song lại không được phát hiện trong giai đoạn khảo sát địa chất lập thiết kế kỹ thuật.

Để khắc phục tình trạng chuyển dịch mố hai cây cầu Kỳ Hà 1 và Kỳ Hà 4, chủ đầu tư phải điều chỉnh thiết kế ban đầu, gia cường thêm nhiều kết cấu chịu lực ở mỗi mố. Đại diện PMU Mỹ Thuận thừa nhận giải pháp xử lý lún tại các điểm tiếp giáp với đầu cầu, cống của công trình đường cao tốc TPHCM - Trung Lương chưa hợp lý. Sử dụng sàn giảm tải thực chất chỉ … chuyển hiện tượng lún từ vị trí này sang vị trí khác, trong khi gia cố bằng giếng cát và bấc thấm sẽ làm xuất hiện điểm lún cục bộ tại vị trí tiếp giáp.

Phải xử lý người đứng đầu
Ông Phan                         Phùng Sanh
Ông Phan Phùng Sanh.

Thạc sĩ Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Hội KHKT Xây dựng TPHCM nói: Áp lực nước ngầm tại TPHCM rất mạnh. Trong quá trình thi công nếu không chú ý, nước ngầm có thể gây xói lở đất, cát dưới nền đường. Nền đường bị khoét rỗng bên dưới nên sụp xuống khi các phương tiện lưu thông qua.

Về nguyên nhân xuất hiện hàng loạt “hố tử thần” vừa qua, ông Sanh cho rằng: Trước khi lấp lại, nhà thầu phải khảo sát nước ngầm, nước thải… nếu không có bất thường thì cho thêm lớp vải địa chất để tránh sự cố rò rỉ cuốn trôi đất dưới nền đường.

“Trong các sự cố lún sụt vừa qua, cả đơn vị thi công và giám sát đều cẩu thả. Chủ đầu tư hiếm khi xuống công trường kiểm tra, đôn đốc. Cần phải xử lý nghiêm khắc, quy trách nhiệm cụ thể, đặc biệt là xử lý cả người đứng đầu”, ông Sanh nói. 

(Huy Thịnh)
 
4 tháng, 27 sự cố lún sụt đường phố

Ngày 22-10, tại cuộc họp về tình trạng sụt, lún đường do Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chủ trì, Sở GTVT cho biết, 4 tháng qua, đã xảy ra 27 sự cố. Tuy nhiên, thanh tra Sở GTVT không có chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng công trình cầu, đường bộ không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tái lập mặt đường không đảm bảo kết cấu.

Để khắc phục, Chủ tịch Lê Hoàng Quân yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng quy chế quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xác định cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát để ban hành cuối tháng 11-2010.

(Phạm Lê Thư)

(Theo Tienphong Online)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Xây dựng nhà máy ống thép hàn thẳng đầu tiên
  • Hạ tầng giao thông cần số vốn khổng lồ
  • Đường Lê Văn Lương kéo dài "Đường dẫn" tạo sức bật phát triển phía Tây Thủ đô
  • Hợp long hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á
  • Chỉ số giá xây dựng: Chưa mang lại hiệu quả cao
  • Cầu Vĩnh Tuy: Thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô
  • Chuyển nước đổ ra biển vào sản xuất
  • Đầu tư 55.000 tỷ đồng quy hoạch đường Hồ Chí Minh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container