Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hướng phát triển của đô thị công nghiệp Sông Công


           Một góc thị xã công nghiệp Sông Công  

Thị xã Sông Công (Thái Nguyên) cách Hà Nội hơn một giờ xe khách. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến với Sông Công, bộ mặt của một đô thị trẻ với  hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, những con đường mới, khu phố mới rộng đẹp, rợp bóng cây xanh.

Tại phân xưởng cơ điện của Công ty FuTu1, chúng tôi gặp đồng chí Lê Thanh, Bí thư chi bộ, Quản đốc phân xưởng. Ðồng chí vui vẻ thông báo tính đến cuối tháng 11, nhà máy đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra của cả năm 2010. Nhưng hiện nay, cán bộ, công nhân nhà máy vẫn phấn đấu vượt chỉ tiêu để lập thành tích chào mừng Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. FuTu1 là công ty hàng đầu chuyên sản xuất thiết bị máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam. Năm năm qua, công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống cán bộ, công nhân không ngừng được cải thiện; thu nhập bình quân công nhân năm 2005 đạt hai triệu đồng/tháng, đến năm 2010 đã tăng lên gần sáu triệu đồng/tháng.

Ðến một số công ty, nhà máy, xí nghiệp trong các Khu, Cụm Công nghiệp ở Sông Công, chúng tôi đều bắt gặp không khí lao động tích cực của tập thể lãnh đạo, công nhân viên để hoàn thành kế hoạch năm 2010. Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Khắc Lâm cho biết: Trước những năm 2005, tỷ trọng công nghiệp của Sông Công chỉ chiếm khoảng 50%. Số các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn chưa đến 100; năng lực sản xuất, kinh doanh chưa cao; thu nhập người lao động thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn thị xã. Trước tình hình đó, để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương là điểm giữa của thành phố gang thép Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội; Ðại hội đại biểu Ðảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2005-2010 ra Nghị quyết xác định: 'Huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa'. Thực hiện Nghị quyết của đại hội, Ban Chấp hành Ðảng bộ thị xã Sông Công đề ra năm chương trình, đề án về phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2005-2010; trong đó chương trình mang tính đột phá là tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

Ðiểm yếu của Sông Công trong khuyến khích phát triển công nghiệp là khâu thủ tục hành chính và mặt bằng sản xuất. Vì vậy, Thị ủy Sông Công tập trung chỉ đạo quyết liệt cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư và thành lập doanh nghiệp. Thị xã cho niêm yết các biểu mẫu về đăng ký kinh doanh và thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước ở những nơi thuận tiện nhất; tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư; ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư. Tiếp đó, thị xã phối hợp Ban quản lý khu công nghiệp thị xã mở rộng mặt bằng, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; thành lập thêm nhiều cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Vận động, khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư  mở rộng sản xuất, ngành nghề; chỉ đạo các ban, ngành thực hiện nghiêm túc những chính sách về hỗ trợ, kích cầu kinh tế của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Do vậy, từ năm 2005 đến 2010, số xí nghiệp, nhà máy đăng ký  thành lập ở Sông Công tăng từ 97 lên 200; đưa tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản của thị xã từ gần 50% lên 74,19%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm trong công nghiệp tăng nhanh (26,5%) đã góp phần tăng ngân sách, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên và bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Thu nhập bình quân người dân tăng cao (1.117 USD/năm); mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động. Cùng với sự phát triển mạnh của công nghiệp thì tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở Sông Công cũng tăng nhanh với đa dạng ngành nghề như: gia công cơ khí, sắt thép, vật liệu xây dựng, kinh doanh tổng hợp. Nếu năm 2005, toàn thị xã mới có 1.038 hộ kinh doanh cá thể thì đến  năm 2010 đã tăng lên 2.000 hộ.

Thị xã Sông Công đang tập trung nguồn lực xây dựng hạ tầng cơ sở theo hướng đô thị văn minh, hiện đại. Bác Nguyễn Văn Hai và gia đình ở trên đường Cách mạng Tháng Mười, đã gắn bó với thị xã từ ngày mới thành lập cho biết, trước kia, Sông Công đường phố chỉ rộng vài mét, lầy lội, đầy bụi khói giờ ai cũng vui vì thị xã khang trang, sạch đẹp. Không chỉ đẹp ở các phường, đường về xã miền núi Bình Sơn, Vinh Sơn cũng vừa được trải nhựa phẳng phiu. Bí thư Ðảng ủy xã Bình Sơn Dương Hồng Vượng, dẫn chúng tôi thăm từng ngõ xóm. Ðường các ngõ đã được bê-tông hóa, hầu hết các gia đình có điện thắp sáng, nước sạch. Ðồng chí cho biết, những năm qua, bên cạnh tập trung chỉ đạo chuyển đổi sản xuất cây chè từ nhỏ lẻ sang tập trung đem lại năng suất, chất lượng cao, Ðảng bộ xã còn tranh thủ mọi nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh và cùng nhân dân đầu tư hơn 60 tỷ đồng làm đường giao thông; cứng hóa kênh nội đồng; xây dựng nhà văn hóa xóm, trường tiểu học, trạm y tế xã. Hiện xã đang được thị xã chọn tiến hành điểm xây dựng nông thôn mới. Không riêng gì Bình Sơn, Vinh Sơn mà hai xã còn lại là Bá Xuyên, Tân Quang cũng đã trở thành những điểm sáng về xây dựng đời sống văn hóa mới.

Nhiệm kỳ vừa qua, thị xã Sông Công đã huy động hàng trăm tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kể cả hạ tầng đô thị và hạ tầng nông thôn. Tập trung cho các chương trình, dự án: cải tạo lưới điện; xây dựng và nâng cấp các tuyến đường nội thị; trung tâm văn hóa thể thao, công viên cây xanh; dành nguồn vốn đối ứng thích hợp để các xã, phường, xây dựng cơ sở hạ tầng, bê-tông hóa đường giao thông, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, khu vui chơi. Với sự nỗ lực trong đầu tư cơ sở hạ tầng, Sông Công từ một thị xã nhỏ đang vươn lên trở thành đô thị văn minh, hiện đại. Tháng 10-2010, thị xã Sông Công chính thức được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III.

Ðảng bộ thị xã Sông Công đã đề ra các giải pháp, phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại hóa; đẩy mạnh thương mại dịch vụ; tăng cường đầu tư xây dựng, quản lý đô thị; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; rà soát, đơn giản hóa, giảm bớt thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực thu hút đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai. Hy vọng với quyết tâm này, thị xã Sông Công sớm trở thành đô thị công nghiệp phát triển nhanh và bền vững.

(Theo Bài, ảnh: Văn Toán, Lan Anh/NDDT)

  • Đòn bẩy của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung
  • Huyện công nghiệp đầu tiên ở ĐBSCL
  • Bước chuyển mới ở KCN Ðiện Nam - Ðiện Ngọc
  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: Khánh thành, mở rộng và... băn khoăn!
  • Phát triển các khu công nghiệp: Không thể bỏ qua những mặt trái
  • Việt Nam sẽ có nhà máy sản xuất màn hình Iphone, Ipad
  • Các khu công nghiệp Hà Nội: Lương thấp, lao động không mặn mà
  • Phát triển khu công nghiệp: Động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container