Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý cho khu CNTT tập trung

Mới có Công viên phần mềm Quang Trung được công nhận là khu CNTT tập trung. Ảnh: Đ.T
Tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thành lập và hoạt động của các khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung là mục đích chính để Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Dự thảo Nghị định Quản lý khu CNTT tập trung dự kiến trình Chính phủ thông qua vào tháng 9 tới.
 
Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định, nếu được thông qua, Dự thảo Nghị định Quản lý khu CNTT tập trung sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các khu CNTT tập trung hoạt động có hiệu quả, đồng thời có thể tập trung nguồn lực đầu tư, tránh tình trạng đầu tư lãng phí và dàn trải.

Hiện tại, theo Quyết định 50/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý Chương trình Phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình Phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam, chỉ có 12 tỉnh, thành phố được hỗ trợ ngân sách đầu tư phát triển trung ương để xây dựng các khu CNTT tập trung trong giai đoạn 2009-2012. Tuy nhiên, theo ông Đương, có tình trạng là tỉnh nào cũng xin phép làm khu CNTT tập trung và khi không có doanh nghiệp vào đầu tư, thì lại xin chuyển đổi mục đích.

Về phần mình, Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định Quản lý khu CNTT tập trung cho rằng, nếu thiếu các cơ chế chính sách đặc thù cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng hay hoạt động trong khu CNTT tập trung, thì sức thu hút đầu tư sẽ giảm và hậu quả là không có những khu CNTT hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, hiện lĩnh vực CNTT, đặc biệt là phần mềm và nội dung số, đang được hưởng những chính sách ưu đãi khá cao và nếu không được hưởng những ưu đãi tốt hơn, thì doanh nghiệp sẽ đặt câu hỏi: “đầu tư vào khu CNTT tập trung để làm gì?”.

Để minh chứng cho việc các khu CNTT hoạt động kém hiệu quả khi chưa có những cơ chế chính sách đặc thù, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra con số thống kê rằng, hiện cả nước có 7 khu CNTT, nhưng chỉ có duy nhất Công viên phần mềm Quang Trung được công nhận là khu CNTT tập trung. Mặc dù vậy, khu CNTT tập trung này vẫn gặp khó khăn do chưa có những chính sách ưu đãi cụ thể. Hiện tại, doanh thu của Công viên phần mềm Quang Trung chưa cao, năm 2009, chỉ đạt khoảng 45 triệu USD, chủ yếu là doanh thu phần mềm, một con số quá khiêm tốn so với 850 triệu USD tổng doanh thu của riêng lĩnh vực phần mềm trong năm này.

Một thành viên của Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định nêu trên cho biết, nếu thiếu cơ chế đặc thù cho hoạt động của khu CNTT tập trung, thì sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, mang tính chất phong trào như đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mía đường hay nhà máy xi măng trước đây. Tình trạng này sẽ được khắc phục khi Dự thảo Nghị định được thông qua, với quy định “chỉ các khu CNTT đạt đủ các điều kiện theo quy định thì mới được công nhận là khu CNTT tập trung và được hưởng các chính sách ưu đãi”.

Được biết, bên cạnh việc xây dựng Nghị định Quản lý khu CNTT tập trung, cuối năm 2009, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch các khu CNTT tập trung đến năm 2020, nhưng hiện vẫn chưa được thông qua.

(Theo Thu Huyền // Báo đầu tư)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container