Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển cảng biển Hải Phòng- Quy hoạch bảo vệ môi trường gắn với công nghiệp phụ trợ

Các nhà khoa học Trường Đại học Brúc-xen (Bỉ) trong dự án Nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược cảng Hải Phòng cho rằng, sự phát triển cảng biển Hải Phòng mâu thuẫn với các hợp phần khác như bảo tồn tự nhiên, kinh tế-xã hội, nhất là môi trường.

Môi trường cảng biển đang xấu đi          

Khu vực cảng biển Hải Phòng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cảng về nhiều mặt như: phát triển cơ sở hạ tầng theo không gian và hệ thống quản lý,   nâng cao năng lực hoạt động, khai thác ngày càng tốt các dịch vụ. Song, thực trạng  môi trường cảng biển Hải Phòng hiện nay cũng là khó khăn, thách thức, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của cảng Hải Phòng. Trước hết, đó là vấn đề bồi lắng các luồng tàu vào cảng và tai nạn hàng hải. Từ năm 1997 đến nay, khối lượng bùn đất nạo vét sa bồi lên tới gần 40 triệu m3, theo đó chi phí khá tốn kém. Tai nạn hàng hải, nhất là sự cố tràn dầu do tai nạn đắm tàu, không chỉ còn cản trở giao thông ra vào cảng ảnh hưởng tới môi trường. Trong 5 năm 2003-2008, có gần 80 vụ tai nạn hàng hải, số vụ nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng rõ rệt. 

Ô nhiễm môi trường đã xuất hiện ở cả khu vực trong và ngoài cảng Hải Phòng. Điều này ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn giao thông hàng hải và là mối quan ngại cho sự phát triển lâu dài của cảng Hải Phòng. Chất lượng môi trường không khí đang bị xấu đi bởi nồng độ bụi, độ ồn và khí Co, CO2, SO2 và các chất hữu cơ bay hơi gia tăng. Nồng độ khí Co, NO2 ở các bãi, kho hãng hiện đã vượt quá tiêu chuẩn. Có thời điểm, tại cảng chính, việc xếp dỡ lưu huỳnh và thức ăn gia súc, phân bón để lại mùi khó chịu trong nhiều ngày, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân khu vực chung quanh. Nước mưa cuốn theo các tạp chất nguy hại vào môi trường nước tác động xấu tới hệ động, thực vật tự nhiên. 

Nước mặt khu vực cảng cũng đang đối mặt với suy giảm chất lượng do nồng độ Ni-tơ-rát vượt ngưỡng cho phép 1,2-4,6 lần. Nước ở khu vực Phà Rừng, sông Cấm, Đình Vũ, nồng độ BOD5 cao, tỷ lệ tạp chất vô cơ, hữu cơ của các kim loại nặng như đồng, kẽm cũng vượt ngưỡng cho phép. Chất thải nguy hại như dầu đang ngấm dần vào trầm tích vùng cảng, nhất là ở khu vực cảng hàng lỏng Đình Vũ. Việc sử dụng quỹ đất không theo kế hoạch, quy hoạch từ năm 1994 đến nay dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về cấu trúc sử dụng đất. Hiện 3012 ha bãi triều không còn rừng ngập mặn, trong đó, có tới 216,41 ha không xuất hiện thực vật.

 Coi trọng đánh giá tác động môi trường 

      Dịch vụ cảng biển là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng đóng góp vào GDP thành phố. Chính vì vậy, hoạch định chính sách phát triển phù hợp, từng bước giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển cảng biển và bảo vệ môi trường rất cần thiết. Những năm gần đây, Cảng Hải Phòng nói riêng và khu vực cảng biển Hải Phòng nói chung liên tục phát triển với tốc độ trung bình 14,5%. Điều này đòi hỏi  mở rộng không gian, nhưng cảng Hải Phòng ở khu vực nhạy cảm, có nhiều hệ sinh thái có giá trị, nhất là ở cửa sông Bạch Đằng, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, bán đảo Đồ Sơn, do vậy, cần thận trọng.

Các nhà khoa học chỉ ra 10 hợp phần môi trường và 13 sức ép môi trường đang là nguyên nhân tác động chủ yếu tới sự phát triển hệ thống cảng. Sự phát triển quá nhanh gây những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường, hệ động, thực vật, sức khoẻ con người, di tích, lịch sử văn hóa…

 Theo quy hoạch phát triển của thành phố và Bộ Giao thông-Vận tải, cảng Hải Phòng sẽ được xây dựng trở thành một trong những thương cảng quan trọng nhất Việt Nam với sản lượng hàng thông qua 80-100 triệu tấn/năm vào năm 2020 Vì vậy, có 3 kịch bản cho sự phát triển cảng đến năm 2020. Trong đó, quan trọng nhất là trích từ nguồn kinh phí thu được từ hoạt động dịch vụ cảng biển đóng góp bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường cần được thực hiện nghiêm đối với từng dự án phát triển cảng, vấn đề đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cần được đặt lên hàng đầu. Việc tuân thủ quy hoạch chung tổng thể không gian của thành phố được giám sát chặt chẽ, cùng với lập quy hoạch bảo vệ môi trường gắn với phát triển cảng và các ngành công nghiệp phụ trợ. Khuyến khích đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn, nâng cao năng lực quản lý, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn như hải quan, tài nguyên- môi trường, khoa học-công nghệ. Đồng thời ứng dụng hệ thống quản lý môi trường cảng theo tiêu chuẩn ISO-14000 và IMO của Tổ chức hàng hải thế giới. Xây dựng chính sách, giám sát, quản lý ô nhiễm môi truờng biển, lập cơ sở dữ liệu thông tin môi trường để có những chính sách phù hợp trong phát triển cảng biển. Không để lọt các loại rác thải công nghiệp, tàu cũ không còn  sử dụng được phải phá dỡ qua “biên giới trên biển” vào Hải Phòng. Trong quá trình phát triển cảng,  hết sức coi trọng việc gìn giữ các giá trị văn hóa như di tích lịch sử, văn hoá. Việc khánh thành đền Tràng Kênh thờ Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng của Công ty Xi-măng Hải Phòng vừa qua rất có ý nghĩa, hiện công ty có cảng xuất xi-măng, nhập nguyên liệu, nhưng vẫn dành diện tích xây dựng công trình văn hoá, tuân thủ quy định bảo vệ môi trường.

(Theo báo Hải phòng)

  • Tổng công ty Ren-A-Port (Bỉ) mong muốn đầu tư vào một số dự án cảng, khu công nghiệp tại Hải Phòng
  • Nhơn Trạch, điểm đến đầu tư mới
  • Thực trạng các KCN: Dang dở kéo dài hàng chục năm
  • Sức hút từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung
  • Hà Nội dự kiến thu hút 300 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN
  • KCN Mỹ Phước 3 (Bến Cát): Đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất mô-tơ điện
  • Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore: Xứng tầm kiểu mẫu của cả nước
  • Bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container