Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy chế quản lý cụm công nghiệp: Cơ hội mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy chế mới ra đời sẽ đưa sản xuất công nghiệp tại các CCN vài nề nếp

Việc siết lại quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp vốn được ra đời tự phát, lộn xộn, thiếu quy hoạch và chưa mang lại nhiều hiệu quả kinh tế vừa được thể hiện bằng Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp đã có hiệu lực từ ngày 5-10 vừa qua...

Ban hành quy chế là cần thiết

Cả nước hiện có khoảng 660 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích đất sử dụng hơn 30.000 ha. Khác với các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu kinh tế được thành lập, hoạt động theo quy định thống nhất của Chính phủ, CCN là mô hình phát triển công nghiệp vừa và nhỏ do UBND tỉnh, thành phố cấp phép và chịu sự quản lý của Sở Công Thương hoặc UBND các quận, huyện; ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất. Quá trình phát triển các CCN thời gian qua còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; hiệu quả sử dụng đất ở các CCN chưa cao, ảnh hưởng đến quỹ đất nông nghiệp, an ninh lương thực và đời sống nông dân.

Ngoài ra, theo một thống kê từ Bộ Công Thương, phần lớn công nghệ của các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong CCN lạc hậu; mức độ cơ khí hóa, tự động hóa rất thấp; vốn đầu tư hạn chế; nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường chưa cao. Các DN trong CCN tiêu thụ nhiều nguyên nhiên liệu, nguồn thải lớn không được xử lý, vượt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn nhưng vẫn xả thẳng ra môi trường gây ảnh hưởng sức khỏe, đời sống người dân trong khu vực.

Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường và công tác quản lý môi trường đối với các đơn vị trong CCN đang trong tình trạng “thả nổi”. Tại nhiều tỉnh, vẫn còn nhiều CCN hình thành từ các DN kế cận nhau, nên chưa có mạng lưới thoát nước, hệ thống xử lý nước thải tập trung, dẫn đến tình trạng gây ngập úng, ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, hầu hết các CCN khi hình thành đều không có đánh giá tác động môi trường, có công ty kinh doanh hạ tầng nên các DN trong các khu này cũng làm ngơ luôn trách nhiệm bảo vệ môi trường. Do đó, việc đưa ra một quy chế quản lý các CCN là rất cần thiết.

Cơ hội cho DN vừa và nhỏ

Sự ra đời của quy chế về quản lý các CCN có thể sẽ mở ra những cơ hội mới cho các DN vừa và nhỏ, đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ khi kêu gọi các địa phương tạo điều kiện, nhất là quỹ đất đai cho các DN vừa và nhỏ phát triển như hiện nay. Nhận định về Quyết định 105 nói trên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lê Việt Dũng cho rằng, sẽ tạo ra một hướng mới cho các địa phương mở ra các điều kiện sản xuất kinh doanh cho DN vừa và nhỏ. “Trước Quyết định 105 này, xưa nay chưa có một quy định mang tính pháp lý nào về việc quản lý các CCN. Với quy chế mới, địa phương sẽ có cơ sở để thực hiện quy hoạch, đầu tư và quản lý về môi trường, an ninh trật tự tốt hơn khi xây dựng các CCN...”, ông Dũng nhìn nhận.

Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg, khi đầu tư xây dựng hạ tầng CCN, đơn vị kinh doanh hạ tầng có các quyền lợi, như: Vận động đầu tư vào CCN trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được duyệt; huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng CCN theo quy định của pháp luật; cho thuê lại đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; đầu tư xây dựng nhà xưởng trong CCN để cho thuê hoặc bán cho các DN.

Cũng theo tinh thần của quy chế mới, khi đầu tư vào CCN, các DN được sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất trong CCN theo quy định của Luật Đất đai; cho thuê lại hoặc chuyển nhượng phần đất, nhà xưởng và tài sản của mình trên đất thuê theo các quy định của pháp luật; góp vốn để xây dựng hạ tầng theo thỏa thuận với đơn vị kinh doanh hạ tầng; được hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động...

Tuy nhiên, Quyết định 105 này cũng chỉ áp dụng được với những CCN sẽ ra đời, còn hàng loạt CCN đã hình thành trong suốt thời gian qua, hoạt động kém hiệu quả hoặc việc triển khai không khả thi, hiện vẫn chưa có hướng giải quyết.

Bình Dương hiện có 9 CCN được cấp phép thành lập với diện tích 650,7ha; trong đó 3 CCN do Becamex IDC làm chủ đầu tư đã lấp đầy diện tích 171,6 ha, thu hút 31 dự án đang hoạt động; 66 CCN còn lại đang triển khai công tác đền bù, giải tỏa, bố trí dự án. Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thị Điền, cho biết dựa trên cơ sở của Quyết định 105, Sở Công Thương sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng hoàn thiện quy chế quản lý các CCN trên địa bàn tỉnh.

 

(Theo baobinhduong)

  • Ðể các khu công nghiệp ở Thái Nguyên phát huy hiệu quả
  • Nhật Bản muốn đầu tư xử lý nước thải tại KCN Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang
  • Cà Mau đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp
  • Tạo thương hiệu cho khu kinh tế mở Chu Lai
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Khu Công nghiệp Xuyên Á: Chủ đầu tư lừa nhà đầu tư?
  • Khu công nghiệp “đói” nhiên liệu
  • Toàn tỉnh Bình Dương có 10 KCN lấp kín trên 90% diện tích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container