Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Cần một nhạc trưởng

Thêm một lần nữa các nhà quản lý, các chuyên gia, các DN ngồi lại với nhau để cùng tìm ra một kế hoạch chung xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT). Trong đó, những vấn đề nổi là vai trò của DN trong việc liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cơ chế phối hợp điều hành của 5 tỉnh, thành phố và mô hình tổ chức VKTTĐMT; đề xuất cơ chế, chính sách cho VKTTĐMT. Tuy nhiên, vấn để mấu chốt mà lãnh đạo các tỉnh, các chuyên gia, DN đưa ra là đã đến lúc cần thành lập một ban chỉ đạo vùng.

Sau 2 năm Chính phủ quyết định xây dựng kế hoạch phát triển VKTTĐMT, các tỉnh miền Trung đã có sức bật mạnh mẽ. Vốn đầu tư ngân sách khu vực nhà nước tăng mạnh từ 65,68% lên 74,9%, trong đó vốn xây dựng cơ bản chiếm 80% tổng số vốn. Cơ sở hạ tầng phát triển xoay quanh trục chính từ khu kinh tế dọc các tỉnh thành, như: Khu kinh tế Chân mây – Lăng Cô, KKT mở Chu Lai, KTT Dung Quất, KKT Nhơn Hội... Chỉ số Năng lực cạnh tranh VKTTĐMT dần nổi bật hơn các vùng khác, như: Đà Nẵng 2 năm đầu tiếp tục đứng đầu toàn quốc, các tỉnh khác cũng được cải thiện như: Bình định đứng thứ 7, TT - Huế thứ 14, Quảng Nam thứ 25...

Liên kết để phát triển

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng thành quả đó vẫn chưa phát huy hết nội lực trong VKTTĐMT. Rất nhiều ý kiến cho rằng cần kết hợp chặt chẽ với nhau giữa các tỉnh để cùng phát triển. Các đại biểu đều thống nhất rằng cần phải ngồi lại với nhau, chia sẻ, phối hợp và phân công nhau trong khai thác những lợi thế tiềm năng của mỗi tỉnh để đưa địa phương đi tới. Ông Đinh Văn Thu - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam nói: nguyên nhân các tỉnh không kết nối liên kết với nhau, là do thiếu sự quản lý nhà nước, nên mạnh ai nấy làm. Lợi ích cục bộ là ưu tiên hàng đầu của các địa phương. Một ví dụ rõ ràng nhất là liên kết du lịch - văn hóa. Đà Nẵng - Quảng Nam - Huế từng ngồi lại với nhau thống nhất về quảng bá du lịch, tổ chức liên kết các lễ hội văn hóa. nhưng rồi nói như một vị giám đốc sở, là nói chơi thôi, việc mình mình làm. Không ai chỉ đạo, tâm lý cục bộ được dịp phát triển. Ông Lê Dăng Doanh - chuyên gia cao cấp cho rằng, cần phát triển nội dung liên kết ở những lĩnh vực chuyên sâu hơn. Không nên “cậy” tỉnh nào cũng có khu kinh tế mở, khu công nghiệp rồi thấy tỉnh bạn có sản xuất ôtô, thì mình cũng đi làm ôtô. Sự phân công ngành nghề là điều cần thiết để tránh giẫm chân nhau, tự đẩy nhau vào đường cụt.

Rất nhiều ý kiến các DN kêu gọi các tỉnh cần có biện pháp để khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên dùng sản phẩm sản xuất tại miền Trung. “Chúng ta ở mọi diễn đàn hãy giúp nhau quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiềm năng của nhau, không nên “đè” nhau, hay chỉ biết có mình mình” ông Cho Bong Jin - TGĐ Cty TNHH Doosan VN, nói. Nhiều DN đề xuất nên tổ chức những hội nghị diễn đàn liên kết thế này cho những nhóm đối tượng của miền Trung, như nhà đầu tư, giới tín dụng, giới đào tạo nghề, giới du lịch...

Cần sớm có ban điều hành vùng

Đây là những vấn đề được tất cả đại biểu đồng ý. Ông Đinh Văn Thu cho rằng: Hiện miền Trung đang thiếu một cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách theo dõi, điều phối phát triển vùng một cách khoa học, khách quan và kịp thời gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, có  tính thực tế cao. Hiện nay vẫn đang duy trì cơ chế kiêm nhiệm và chỉ tập trung một đầu mối tại Trung ương theo dõi cả 4 vùng kinh tế. Chính vì vậy, dẫn đến tình trạng mỗi địa phương tự nghiên cứu quy hoạch, tạo tâm lý nôn nóng thu hút đầu tư, đầu tư chồng chéo giẫm chân nhau.

Theo ông Lê Đăng Doanh, trước mắt cần lập một Trung tâm liên kết vùng tại một trường dại học, có quy chế hoạt động được các tỉnh tham gia chuẩn y, cung cấp thông tin kinh tế, chính sách của các tỉnh, thành trong VKTTĐMT. Một năm 2 lần, đại diện các địa phương trong vùng họp lại để thống nhất các biện pháp. bất cứ địa phương nào cũng không được có chính sách đặc biệt, mà cần theo quy định chung. Phối hợp nhau đối phó với thiên tai, bảo vệ môi trường... Ông Doanh cũng cho rằng DN cần phải phối hợp chặt chẽ tạo thành mối liên kết DN vùng. Các DN lớn tại Dung Quất, Chu Lai, Đà Nẵng phải thực hiện liên kết tạo thành trung tâm “hiệu ứng lan tỏa” để kết nối cho các DN khác làm dịch vụ Dung Quất. Hình thành hiệp hội nghề theo vùng như: chuỗi giá trị thủy sản, dệt may, ngân hàng... Liên kết du lịch tạo thành du lịch vùng, kết nối các DN lữ hành của các tỉnh tạo thành những sản phẩm trọn gói của vùng.

Ông Trương Đình Hiển - Chuyên viên cao cấp Viện hải dương học cho rằng, phải xây dựng thêm cảng chuyên dùng. Liên kết các cảng chuyên dùng làm cụm cảng để phát triển một thương cảng, như xây dựng thêm cảng Liên Chiểu, sau đó liên kết cảng Chân Mây, cảng Liên Chiểu với cảng Đà Nẵng thành cụm cảng để xây dựng thương cảng Đà Nẵng thật lớn, ngang tầm cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Chính vì vậy, cần phải có ban điều hành chung để chỉ đạo phối hợp xây dựng cụm liên kết các cảng biển trong vùng.

(Theo Tâm Vũ // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Eclat Fabrics Việt Nam sẽ không được đầu tư nhuộm
  • Giúp các trang trại giảm thiểu rủi ro trong sản xuất
  • Các khu công nghiệp Hà Nội: Tạo lực hấp dẫn mới
  • Cụm công nghiệp: Tự phát và thiếu sức sống (Kỳ I)
  • Cụm công nghiệp: Tự phát và thiếu sức sống (Kỳ II)
  • Khởi công xây dựng nhà máy tách khí 110 tấn/ngày
  • "Các vùng kinh tế trọng điểm tạo sức lan tỏa lớn"
  • Thương phẩm đầu tiên của nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container