Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Tài chính định “bức tử” ngành ô tô?

Trong khi các doanh nghiệp (DN) đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng cho máy móc thiết bị nhằm đáp ứng chủ trương và yêu cầu nội địa hóa của Chính phủ, thì Bộ Tài chính bất ngờ đề xuất giảm mạnh thuế suất, “mở toang cửa” cho dòng xe tải nhập khẩu.

Đầu tháng 10, Bộ Tài chính đưa ra kiến nghị giảm mạnh thuế suất nhập khẩu xe tải. Cụ thể, là giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 80% xuống 30% đối với xe tải nguyên chiếc có tải trọng dưới 5 tấn,  từ 54-55% xuống 25% đối với xe tải  nguyên chiếc có tải trọng từ 5-10 tấn, từ 30% xuống 25% đối với xe tải có tải trọng từ 10-20 tấn. Trong khi đó, theo cam kết gia nhập WTO, thời hạn cuối cùng là năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu xe tải nguyên chiếc có trọng tải dưới 5 tấn là 70%, tải trọng từ 5 - 10 tấn là 50%, tải trọng 10 - 20 tấn là 50%.

Bộ Tài chính cho rằng, mức thuế suất hiện hành với xe tải dưới 10 tấn là quá cao, trong khi sản xuất của các DN trong nước mới chỉ dừng ở lắp ráp, những phần chính của ô tô như động cơ, khung vẫn phải nhập khẩu. Do vậy điều chỉnh thuế nhập khẩu xe tải nguyên chiếc theo hướng chênh lệch với thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng khoảng 10% - 15% là phù hợp, vừa bảo vệ sản xuất trong nước, vừa không ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của các DN khi mua ô tô tải.

Bộ Công thương phản ứng

Bộ Công thương đã lên tiếng phản đối. Lý do là đề xuất giảm thuế này quá sớm so với lộ trình cam kết WTO. Đơn cử như với xe tải 5 - 10 tấn, mức thuế suất dự kiến của Bộ Tài chính từ năm 2011 cũng chỉ còn 25% (mức đang áp dụng là 54% - 55%), trong khi theo cam kết WTO đến thời điểm cuối là 50%.

Ngoài ra, Bộ Công thương xác định các loại xe tải nhẹ có tải trọng dưới 5 tấn và từ 5 - 10 tấn hiện nay trong nước đã sản xuất được và thuộc Danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải trong nước đã sản xuất được ban hành. Các DN trong nước sản xuất các loại  xe tải nói trên đang sử dụng một số loại phụ tùng sản xuất trong nước như ắc-quy, săm, lốp, kính, ghế, một số chi tiết cao su, nhựa, sơn, hóa chất, vật tư hàn...

Ngay cả các loại xe tải có tải trọng từ 10-20 tấn, hiện nay Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã lắp ráp trên cơ sở nhập khẩu phần lớn các loại phụ tùng từ nước ngoài với mức thuế nhập khẩu phụ tùng từ 10 -15%. Vì sản lượng lắp ráp còn hạn chế, nên giá thành loại xe tải này cũng chưa cạnh tranh được so với xe tải nguyên chiếc cùng loại nhập khẩu. Nếu giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc xuống 25%, nguy cơ thua lỗ của DN là rất lớn.

Ông Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách, công nghiệp (Bộ Công thương) cũng cho rằng xe tải, xe bus, xe chuyên dụng là các dòng xe thế mạnh của DN sản xuất, lắp ráp trong nước, cần được hỗ trợ đặc biệt trong chiến lược phát triển công nghiệp ô tô VN. “Tỷ lệ nội địa hóa với dòng xe tải của nhiều DN trong nước đã đạt tới 40%, trong khi nhiều DN liên doanh chỉ đạt tỷ lệ nội địa hóa 10%. Mặt khác, theo cam kết WTO, lộ trình giảm thuế cuối cùng là tới năm 2018, nên việc giảm thuế thời điểm này càng không cần thiết”, ông Tuất nói.

Doanh nghiệp không tránh khỏi phá sản


Theo Bộ Công thương, đến thời điểm này nhiều DN trong nước như Vinaxuki, Thaco Trường Hải, Cửu Long... đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng cho máy móc thiết bị để thực hiện các khâu sơn, hàn, làm vỏ xe, thùng xe, nhằm đáp ứng chủ trương và yêu cầu nội địa hóa của Chính phủ. Tiếp xúc với Thanh Niên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Trường Hải Trần Bá Dương cũng thẳng thắn: “Bộ Tài chính đề xuất mức thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc hạ nhanh như thế chẳng khác gì khiến DN phá sản”.

Ông Nguyễn Văn Khoa, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp ô tô VN, cũng cho rằng với mức thuế hiện tại, các dòng xe tải hạng nhẹ đã phải cạnh tranh rất khốc liệt với xe nhập khẩu cùng chủng loại từ Trung Quốc. Nếu mức thuế giảm mạnh, các DN sẽ khó lòng cạnh tranh nổi.

Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí VN, trong bối cảnh sản xuất ô tô trong nước khó khăn, thì nhiều DN trong nước đã sản xuất được xe tải “made in Vietnam”. Công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước mới nhen nhóm và có những thành công nhất định với dòng xe tải. Do vậy đề xuất của Bộ Tài chính không chỉ khiến tăng nhập siêu mà còn làm nản lòng, thậm chí đóng cửa con đường nội địa hóa mà nhiều DN trong nước đang đeo đuổi. “Nếu mức thuế này giảm như kiến nghị của Bộ Tài chính, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng đang tích cực đầu tư vào nội địa hóa phụ tùng ô tô của nhiều DN, đi ngược lại chiến lược phát triển ô tô của Chính phủ”, ông Thụ nói.

Đề xuất không có cơ sở thực tiễn

GS-TSKH Phạm Văn Lang, Phó chủ tịch Hội Cơ khí nông nghiệp VN, bức xúc: “Chúng ta đang hô hào, vận động, kêu gọi người VN ưu tiên dùng hàng VN, Bộ Tài chính đề xuất vậy là không có cơ sở thực tiễn, bởi nếu giảm thuế, xe tải hạng nhẹ nước ngoài ồ ạt nhập vào, người ta sẽ mua hàng của nước ngoài mặc dù Nhà nước đã khuyến khích người dân mua vật tư, thiết bị nông nghiệp do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, trong đó có xe tải hạng nhẹ thông qua chính sách miễn giảm lãi suất vay vốn ngân hàng. Và như vậy, chính sách rất đúng đắn và cần thiết này sẽ gặp trở ngại khi đi vào cuộc sống”.

(Thanh niên)

  • Chính sách phát triển công nghiệp ô tô: Hai Bộ 'đá' nhau
  • Dự thảo thuế có thể ‘bóp chết’ ngành công nghiệp ô tô?
  • Thị trường ô tô thế giới: Trung quốc khẳng định vị trí hàng đầu
  • Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc có nguy cơ “sản xuất thừa”
  • Indonesia: Trung tâm sản xuất ô tô Đông Nam Á?
  • Ngành sản xuất xe đạp: Ngổn ngang hậu chống bán phá giá
  • Phát triển công nghiệp ôtô: Đúc kiềng không chân?
  • Hàn Quốc sản xuất xe điện tốc độ cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container