Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách phát triển công nghiệp ô tô: Hai Bộ 'đá' nhau

Gần như khi bàn về những vấn đề liên quan đến thuế, chính sách… đối với ngành công nghiệp ôtô của VN thì giữa hai bộ rất quan trọng cho sự phát triển của ngành này là Bộ Tài chính (BTC) và Bộ Công Thương (BCT) thường đối lập nhau.

Chuyện các ý kiến trái chiều, đối lập nhau của các cơ quan quản lý về bản chất là chuyện thường tình, nhất là mục đích của các ý kiến đó đều hướng tới là giúp cho ngành công nghiệp này phát triển mạnh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, ngành công nghiệp ôtô VN dù đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, nhưng vẫn còn quá nhiều việc phải bàn nếu muốn hướng tới hai từ phát triển, nhất là khi so sánh với nhiều nước trên thế giới, thậm chí trong khu vực.

Mới đây, vấn đề liên quan đến chính sách thuế đối với linh kiện, phụ tùng của xe tải dưới 5 tấn cũng có thể được xem là một ví dụ, trong đó bộ nào cũng đều có cái lý của mình.

Cái lý của Bộ Tài chính

Việc BTC vừa gửi văn bản tới các bộ ngành có liên quan đề nghị góp ý cho biểu thuế nhập khẩu đối với nhiều phụ tùng, linh kiện xe tải loại trên dưới 5 tấn theo cam kết WTO và ASEAN là chuyện thực sự cần thiết trong thời điểm hiện nay. Thực tế, điều này có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất ôtô tải của VN (Chủ yếu là các DN 100% vốn trong nước). Theo cam kết ASEAN thì đến năm 2018, các loại xe thu gom phế thải, xe thiết kế chở bêtông, xi măng... sẽ áp dụng chung thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0%, trong khi cam kết WTO đến giai đoạn cuối cùng là 20-25%. Thời điểm cắt giảm cuối cùng theo WTO chính là cuối năm nay. Thuế suất hiện hành đối với dòng xe này hiện là 80%. Bộ Tài chính cho rằng xe tải là tư liệu sản xuất của DN sử dụng để vận chuyển hàng hóa nên thuế suất hiện hành đối với loại dưới 5 tấn là 80% và từ 6 đến 10 tấn 54-55% là quá cao. Trong khi đó, các DN VN hiện tiếng là nhà sản xuất nhưng mới dừng lại ở việc lắp ráp, còn lại vẫn nhập khẩu. Do vậy, BTC dự kiến điều chỉnh giảm thuế đối với xe tải theo hướng chênh lệch với bộ linh kiện, phụ tùng khoảng 10-15%. Đây là mức chênh lệch phù hợp vừa đảm bảo cam kết, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến DN sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương và DN phản ứng

Rất nhanh chóng, BCT và các DN đã có phản ứng về vấn đề này gửi BTC. BCT và DN đưa ra khá nhiều lý do để khẳng định mức thuế suất điều chỉnh của BTC đề xuất là chưa phù hợp như các loại xe tải nhẹ có tải trọng dưới 5 tấn và từ 5 - 10 tấn hiện nay trong nước đã sản xuất được. Đa số các DN trong nước sản xuất xe tải có tải trọng dưới 5 tấn và từ 5 - 10 tấn mới được thành lập trong thời gian 4 - 5 năm trở lại đây và đã đầu tư máy móc thiết bị để thực hiện các khâu sơn, hàn, làm vỏ xe, thùng xe nhằm đáp ứng chủ trương và yêu cầu nội địa hoá của Chính phủ. Do các nhà máy trong nước sản xuất xe tải có tải trọng dưới 5 tấn và từ 5-10 tấn mới được đầu tư nên giá thành sản phẩm còn cao, áp lực thu hồi vốn đầu tư lớn. Việc áp dụng mức thuế nhập khẩu hiện hành ở mức cao đối với xe tải nguyên chiếc là phù hợp trong bối cảnh hiện nay nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước và hạn chế nhập siêu.

Việc Bộ Tài chính đề nghị giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 80% xuống 30% đối với xe tải nguyên chiếc có tải trọng dưới 5 tấn; từ 54 - 55% xuống 25% đối với xe tải nguyên chiếc có tải trọng từ 5 - 10 tấn; từ 30% xuống 25% đối với xe tải có tải trọng từ 10 - 20 tấn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của các DN sản xuất, lắp ráp ôtô, cũng như việc lắp ráp sản xuất và đầu tư sản xuất phụ tùng linh kiện trọng nước, ảnh hưởng mạnh đến lộ trình nội địa hóa của DN...

Với những lý do trên, BCT đề nghị điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành đối với các loại xe tải nêu trên với thời gian áp dụng hết năm 2011 để hỗ trợ sản xuất trong nước và hạn chế nhập siêu với các mức như: Xe dưới 5 tấn thuế suất đề nghị mới là 70% (hiện hành 80%); xe từ 5 - 10 tấn thuế suất 50% (hiện hành 54 - 55%); xe từ 10 - 20 tấn là 30% (hiện hành là 30%), xe từ 20 - 45 tấn là 15% (thuế suất hiện hành là 8%). Sau giai đoạn 2011, tùy theo tình hình thực tế của việc sản xuất, lắp ráp trong nước và sự chấp nhận của thị trường sẽ rà soát và xem xét việc điều chỉnh các loại thuế xuất trên.

Việc quyết định áp dụng mức thuế suất nào chưa rõ, nhưng chỉ một vấn đề đưa ra mà bộ này thì cho rằng không ảnh hưởng lớn, bộ khác lại cho rằng ảnh hưởng tiêu cực mạnh Và cuối cùng thì các DN không thực hiện cam kết của mình, trong khi ngành công nghiệp ôtô tải, du lịch hay thương mại cứ vẫn thua kém các nước trong khu vực.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container