Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ôtô Việt Nam và con đường hội nhập

Chúng ta đã có ngành công nghiệp ôtô hay chưa? Chỉ có các nhà quản lý mới trả lời và công bố được. - tinkinhte.com
Chúng ta đã có ngành công nghiệp ôtô hay chưa? Chỉ có các nhà quản lý mới trả lời và công bố được.

Năm 2009 được đánh giá là một năm thành công của ngành ôtô và thị trường ôtô VN. Thành công này không dừng lại ở các DN sản xuất, lắp ráp trong nước với số lượng tiêu thụ khoảng hơn 100.000 xe tính vào thời điểm này và khoảng hơn 75.000 xe nhập nguyên chiếc.

Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cần phải bàn, nếu muốn ngành công nghiệp này phát triển, thị trường thực sự hội nhập cả về giá cả lẫn chất lượng, trong khi Nhà nước thu được nhiều thuế, giảm nhập siêu...

Thành công ở góc độ thị trường...

Những con số sản xuất, nhập khẩu và bán ra kể trên đã minh chứng rõ ràng rằng nhu cầu sử dụng xe ôtô của VN vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Rất mạnh. Lý do, cách đây dăm năm, mơ ước cả các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô VN (Vama) là tiêu thụ được khoảng trên dưới 100.000 xe/năm và họ cho rằng đó là cơ sở, diều kiện để phát triển, nội địa hoá ngành công nghiệp ôtô. Sự tăng trưởng này đã được các chuyên gia dự báo đúng. Và việc dự báo đúng cũng chỉ dừng ở số lượng tiêu thụ mà thôi. Còn những vấn đề khác thì lại thất bại hoặc đang tiếp tục được thảo luận. Nếu tính tổng thể thì thị trường ôtô VN trong năm 2009 đã tiêu thụ gần 200.000 xe, tính cả nhập khẩu. đó thực sự là một “kỳ tích” trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và VN cũng nằm trong guồng quay của nó. Riêng về ngành công nghiệp, thị trường ôtô nhiều nước vẫn chưa hồi phục. Sở dĩ có thể gọi đó là kỳ tích bởi ngoài số lượng bán ra thì tình trạng nhiều liên doanh không đủ sản lượng, không đủ xe để cung ứng cho khách hàng, thậm chí khách hàng muốn mua thêm vẫn phải lót tay là một điều mà có lẽ chỉ ở VN mới có. Thành công về số lượng tiêu thụ là đáng mừng, nhưng “thành công” trong việc “nhào nặn” và chèn ép khách hàng thì thực sự chỉ có ở VN và cũng là thành công đơn lẻ của các nhà sản xuất, lắp ráp. Mà thiếu những thành công khác của các đối tượng khác như khách hàng thì có lẽ ngành công nghiệp ôtô VN không bao giờ phát triển...

... Và xe thương mại

Một trong những nguyên nhân chính góp phần gia tăng số lượng bán ra của thị trường ôtô là những chính sách hỗ trợ của Chính phủ như giảm 50% thuế GTGT cho DN ôtô; lệ phí trước bạ giảm 50% từ ngày 1/5/2009 – 31/12/2009.

Trong số hơn 100.000 xe của Vama được tiêu thụ thì số lượng các chủng loại xe thương mại chiếm khoảng 1/3 và đó là con số đáng quan tâm vì sự xuất hiện của các DN chuyên về lắp ráp, sản xuất các dòng xe này chậm hơn nhiều, rất nhiều so với các DN sản xuất, lắp ráp xe du lịch. Nhưng họ đã thành công ở nhiều phương diện. Không chỉ trong năm 2009, ngoài việc tiêu thụ với số lượng lớn trong bối cảnh khủng hoảng thì một thành công đáng ghi nhận của ngành công nghiệp ôtô VN chính là trong phân khúc xe thương mại, xét về cả yếu tố thị trường lẫn sản xuất. Nếu như năm năm trước đây, các loại xe tải, xe khách, bus chủ yếu được nhập khẩu thì những năm trở lại đây và rõ nhất là trong năm 2009 những chủng loại xe này chủ yếu do một vài DN trong nước cung ứng ra thị trường. Thực tế dòng xe này chỉ có khoảng 3 - 5 DN. Trong đó, nếu nói về lượng tiêu thụ xe tải phải kể đến Trường Hải và TMT với hàng loạt mẫu mã mới, hấp dẫn, đặc biệt là giá xe rất đa dạng và phù hợp, yếu tố quyết định đánh bật xe nhập khẩu. Còn trong lĩnh vực xe khách và chuyên dùng phải kể đến Trường Hải và Samco với hàng loạt mẫu xe cao cấp cho thành thị, nông thôn, xe giường nằm chạy đường dài, xe chuyên chở khách du lịch, đưa đón cán bộ, công nhân. Xe thương mại đã thực sự thành công, thể hiện chiến lược và quy hoạch của Chính phủ, của Bộ Công Thương  phát triển ngành công nghiệp ôtô nhắm vào phân khúc xe này đã thành công. Nhiều DN như Trường Hải đã nội địa hoá được hàng chục, hàng trăm chi tiết, linh kiện, phụ tùng như thùng, lốp, ghế, hệ thống điện, nhựa và một phần các thiết bị, phụ tùng trong hệ thống máy, sơn... kéo theo sự ra đời của hàng loạt DN phụ trợ với hàng ngàn công ăn việc làm. Một điểm đáng chú ý là sự thành công của dòng xe này chủ yếu xuất phát từ sự thành công trong đầu tư của vài ba DN 100% vốn trong nước, chứ không phải là của những tập đoàn lớn, chủ lực như Veam, Than... và cũng chẳng phải của các liên doanh nước ngoài. Ngoài vấn đề tích cực đầu tư lớn, đa dạng hoá mẫu mã, chất lượng, giá cả thì một yếu tố tạo nên sự thành công đối với phân khúc xe thương mại chính là chính sách bán hàng và hậu mãi. Trái ngược với tình cảnh mua hàng của xe du lịch, khách hàng của dòng xe thương mại thường không phải chờ đợi, bị chèn ép... Khách hàng thoải mái lựa chọn và thích mua là có ngay. Không những vậy, nhiều nhà sản xuất còn có những thay đổi về thiết kế, máy móc, hệ thống sử dụng để phù hợp với diều kiện sử dụng của khách hàng VN. Đó là điều thành công cho DN, khách hàng và cả ngành công nghiệp. Vậy còn việc phát triển xe du lịch ?

Hội nhập và loay hoay

VN đã gia nhập WTO được hơn 3 năm, nhưng ngành công nghiệp và thị trường ôtô du lịch vẫn không có nhiều thay đổi, vẫn phải chờ mua hàng, giá vẫn cứ tăng, trái với những dự báo ban đầu là sẽ nhanh chóng giảm.

Trước hết phải thừa nhận thị trường xe du lịch hiện tại có sự cạnh tranh tương đối gay gắt giữa các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước và các nhà nhập khẩu. Số lượng của các liên doanh dù có nhỉnh hơn nhưng theo đánh giá của nhiều khách hàng thì mẫu mã chất lượng (dù đã có thay đổi nhiều, liên tục trong những năm gần đây) vẫn kém hơn so với xe nhập khẩu. Tại sao lại như vậy và điều đó có đúng hay không và có thể đưa ra điều gì ? Phần lớn là đúng. Lý do: Xe nhập khẩu về VN thường được các nhà sản xuất ở nước ngoài sản xuất và xuất khẩu sang những nước tiên tiến như Châu Âu, Châu Mỹ và thậm chí là tiêu thụ ở chính nước đang sản xuất ra nó với điều kiện tốt hơn. Vì vậy, chất lượng những loại xe này làm khách hàng yên tâm và họ đã thực sự yên tâm hơn khi sử dụng và có quyền so sánh. Ngược lại, các liên doanh thường lắp ráp, sản xuất những mẫu xe mà theo họ nói là cho thị trường Châu Á, Đông Nam Á, Châu Phi... và chất lượng có thay đổi gì hay không thì chỉ có họ và những người đã từng chạy thử dòng xe nhập và xe trong nước mới biết. Khi trao đổi về vấn đề này hầu hết các nhà sản xuất là liên doanh đều khẳng định các loại xe ở những nơi khác nhau đều là chất lượng của hãng họ. Nói chung vấn đề chất lượng, hệ thống máy móc, thiết bị, quy trình sản xuất... của các liên doanh cần được các nhà quản lý kiểm tra chặt chẽ và công bố công khai tới khách hàng. Khách hàng không thể đủ sức làm việc đó. Bên cạnh vấn đề chất lượng thì giá là một trong những yếu tố mà  khách hàng nào cũng quan tâm. Nhìn chung giá xe du lịch ở VN sau bao nhiêu năm với sự có mặt của các liên doanh sản xuất, lắp ráp; sau khi cho phép nhập khẩu xe cũ, mới vẫn tiếp tục tăng. Nghịch lý và không hội nhập chút nào.

Nói về hội nhập thì một nghịch lý khác là ôtô VN đến thời điểm hiện tại vẫn nhập, nhập và nhập. Nhập từ xe nguyên chiếc, nhập máy móc, thiết bị, nhập linh kiện phụ tùng. Nói chung là nhập gần như tất cả. Vậy thì chúng ta đã có ngành công nghiệp ôtô hay chưa ? Chỉ có các nhà quản lý mới trả lời và công bố được điều đó. Ngay cả phương thức bán hàng và chăm sóc khách hàng cũng chẳng hội nhập tý nào mà việc cạy cục, chờ dợi để được mua xe là một ví dụ.

Trong năm 2009, một vấn đề trong lĩnh vực này cũng cần được quan tâm là bàn thảo về việc tìm kiếm dòng xe chiến lược trong phân khúc xe du lịch với mục đích cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay điều này dù đã là quá muộn, nhưng vẫn loay hoay.

(Theo Linh Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Quả đắng từ chính sách bảo hộ
  • Lượng ô tô bán ra tăng: Vui hay buồn?
  • Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xe hơi hấp dẫn
  • Ấn Độ, “thủ phủ” xe nhỏ
  • Những bài học quý cho ngành công nghiệp ôtô Việt
  • Xe nhỏ sẽ lên ngôi
  • Thị trường ôtô chạy đua trước giờ G
  • “Công nghiệp lắp ráp” ô tô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container