Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường ôtô : Tăng đầu năm, cuối năm có giảm?

Trong khi giá các loại xe nhập khẩu giảm giá thì các loại xe trong nước lại tăng - tinkinhte.com
Trong khi giá các loại xe nhập khẩu giảm giá thì các loại xe trong nước lại tăng

Thị trường ôtô đầu năm đón chào một thông tin không mấy vui vẻ đối với khách hàng. Đó là việc hàng loạt DN sản xuất, lắp ráp ôtô chính thức công bố tăng giá bán xe từ ngày 1/1/2010.

Liệu tất cả các liên doanh sản xuất, lắp ráp đều sẽ tăng ? Tăng rồi liệu có giảm hay không hay lại tăng tiếp ? Rất khó dự đoán, kể cả những chuyên gia kỳ cựu nhất vì đơn giản đây là thị trường VN và mọi thứ phụ thuộc vào thuế, nhu cầu của thị trường và “hành xử” của các DN.

Điệp khúc thuế

Lý giải cho việc tăng giá bán xe lần này, lập luận của các nhà sản xuất, lắp ráp vẫn là điệp khúc cũ: do mức thuế GTGT đã hết ưu đãi tức là quay trở lại mức 10% như trước đây. Một số liên doanh còn khẳng định, việc tăng giá là do tăng thuế chứ giá gốc không hề thay đổi. Điều này vô hình trung “tiết lộ” ra một vấn đề là bản thân trong thời điểm khó khăn, các nhà sản xuất chỉ mong chờ vào việc giảm thuế chứ bản thân chả có nỗ lực gì để giảm giá thành sản xuất, giảm giá bán xe.

Nói về việc này, dù là đầu năm nhưng đây là điều không mấy vui vẻ. Vì, thực tế, từ lâu lắm rồi điệp khúc thuế vẫn luôn là “cái cớ” để các nhà sản xuất, lắp ráp tại VN quyết định tăng hay giảm giá bán xe. Nếu không liên quan đến việc tăng, giảm thuế thì gần như các nhà sản xuất, lắp ráp không hề giảm giá bán. Nói như một chuyên gia là bao nhiêu năm nay, gần như các liên doanh, các nhà sản xuất ôtô tại thị trường VN “chẳng làm gì cả” hoặc nếu có thay đổi để giảm chi phí sản xuất thì những thành quả đó được dùng vào đâu đó, chứ không được đưa vào giá bán, người tiêu dùng chẳng được lợi gì.

Liên quan đến vấn đề này cũng cần nhắc lại là việc Chính phủ quyết định có một số ưu đãi cho DN ôtô trong năm qua như giảm thuế GTGT, giảm lệ phí trước bạ là nhằm cùng với sự nỗ lực của DN hỗ trợ cho họ trong bối cảnh khó khăn, hỗ trợ người tiêu dùng. Điều này, như nhiều chuyên gia khẳng định là Chính phủ đã hỗ trợ rồi và DN cần phải nỗ lực. Vậy trong trường hợp này (Khi thuế giảm thì giảm giá xe tương ứng và khi tăng thì tăng giá xe tương ứng) chỉ có một vế từ phía Chính phủ được thực hiện. Còn về phía nỗ lực của các DN là gì ? Là bán thật nhiều xe. Chỉ vậy thôi. Chưa thấy một DN ôtô nào tuyên bố là trong bối cảnh khó khăn, DN đã phải cố gắng giảm được bao nhiêu chi phí, giảm được giá thành, nhờ đó giảm được giá bán. Đó là chưa tính đến hàng loạt yếu tố khác có lợi cho DN trong bối cảnh khủng hoảng. Ví dụ: Trong bối cảnh hàng loạt thị trường ôtô trên thế giới và trong khu vực giảm mạnh, tồn đọng (kể cả xe nguyên chiếc và thiết bị, linh kiện phụ tùng). Điều này đồng nghĩa với giá nhập khẩu cũng sẽ giảm tương ứng, có khi còn giảm mạnh nữa. Khi đó, giá xe đáng lý ra phải giảm. Nhưng không, phần lớn giá xe trong nước vẫn tăng hoặc nếu có giảm là nhờ ở chính sách thuế...

Có hi vọng giảm ?

Tuy nhiên gắn với việc tăng giá bán, hầu hết các nhà sản xuất cũng đã bắt đầu tung ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi mới mà xét cho cùng có khi các chương trình này còn mang lại lợi ích lớn hơn so với việc tăng giá. Vấn đề cần nói ở đây lại khác. Gần đây, có nhiều thông tin cho rằng, giá xe nhập khẩu bắt đầu giảm. Điều này hoàn toàn hợp lý khi mà lượng hàng tồn nhập về bán chạy thuế chưa bán kịp. Nhưng khi lượng xe bán ra của các liên doanh vẫn là chủ đạo, có nhiều lợi thế thì khách hàng vẫn mong muốn giá những loại xe này sẽ giảm. Điều này có thể, chỉ là có thể vì dù nhu cầu mua sắm xe sẽ vẫn tiếp tục tăng, nhưng xét cho cùng thì những ai mua xe “chạy thuế, chạy lệ phí” thì cũng đã mua rồi. Vì vậy áp lực thị trường sẽ giảm. Vấn đề nằm ở chỗ các liên doanh có muốn giảm hay không hoặc chính sách thuế, lệ phí có điều chỉnh theo chiều hướng giảm hay không; hoặc thị trường có thực sự ế ẩm tương đối khó xảy ra do hàng loạt tín hiệu tích cực về kinh tế cũng như nhu cầu vẫn tăng. Giảm giá xe là điều không phải bây giờ người tiêu dùng và cả các nhà quản lý hi vọng. Tất cả phụ thuộc vào quan điểm kinh doanh của các nhà sản xuất, chỉ mong họ dừng cố tình tạo ra “áp lực cầu  lớn hơn cung”.

Năm 2009 được đánh giá là một năm mà các DN sản xuất, lắp ráp ô tô tại VN thắng lớn với số lượng bán ra hơn 120.000 chiếc, trong đó chiếm phần lớn là phân khúc xe du lịch. Dẫn đầu là Toyota VN với hơn 30.000 xe, tiếp theo là Trường Hải với hơn 21.000 xe... Hầu hết các DN đều luôn trong tình trạng ‘ cháy hàng”, sản xuất không kịp nhu cầu.

Dù các DN khác đều đã công bố giá bán xe mới, nhưng riêng Mercedes - Benz VN vẫn áp dụng giá cũ cho đến hết ngày 28/2/2010 và từ 1/3/2010 sẽ tăng nhưng chỉ ở mức thấp từ 1 -3,6%( tùy mẫu xe)

(Theo Nguyễn Thọ // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Năm 2009, bán ra gần 120.000 ôtô “nội” các loại
  • Trung Quốc: Thị trường ôtô hấp dẫn nhất thế giới
  • Nga: Doanh số tiêu thụ ô tô 2009 thấp nhất trong 4 năm
  • Ôtô Việt Nam và con đường hội nhập
  • Quả đắng từ chính sách bảo hộ
  • Lượng ô tô bán ra tăng: Vui hay buồn?
  • Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xe hơi hấp dẫn
  • Ấn Độ, “thủ phủ” xe nhỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container