Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mặt hàng nhỏ, lợi ích lớn

Mặc dù ngành thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so với nhiều mặt hàng khác nhưng lại mang về nguồn ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình.

Hàng thủ công nghệ mỹ có tỷ suất lợi nhuận cao

Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua, bình quân khoảng 20%/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 1,3 triệu người.

Trong năm 2009, xuất khẩu hàng TCMN đạt gần 900 triệu USD. Còn trong 8 tháng năm 2010, một số mặt hàng như mây tre đan xuất khẩu đạt 135 triệu USD, gốm sứ hơn 200 triệu USD...

Ngành hàng có tỉ suất lợi nhuận cao

Mặc dù ngành TCMN có kim ngạch xuất khẩu không cao so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước nguồn ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình, có những mặt hàng TCMN hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành TCMN thì lãi gấp 5-10 lần so với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3 đến 5 ngàn lao động. Do vậy, nhóm hàng TCMN được xếp vào  nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỉ suất lợi nhuận cao.

Sản xuất hàng TCMN có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.

Hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề khác nhau với hơn 1,3 triệu lao động trong ngành TCMN và có khoảng 1.120 doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN.

Mặc dù vậy, hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang đứng trước những thách thức về chất lượng và thị trường. Có thể thấy  các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường, nhất là thị trường dành riêng cho tạo mẫu và thiết kế. Vì thế, rất nhiều hàng thủ công Việt Nam không có những công dụng rõ rệt và chưa hướng vào một thị trường cụ thể để chiếm lĩnh nó.

Thứ hai, nghèo nàn về kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại. Hiện nay, khoảng 90% các sản phẩm TCMN xuất khẩu được sản xuất theo mẫu thiết kế của nước ngoài đặt hàng. Điều này sẽ giải quyết tốt đầu ra sản phẩm nhưng về lâu dài sẽ làm “thui chột” các ý tưởng sáng tạo của người nghệ nhân và các thợ nghề, mà hiệu quả thực thu lại thấp. Một sản phẩm có mẫu mã đẹp, kiểu dáng độc đáo có thể đem lại gấp 4 lần giá trị so với mẫu mã thông thường.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, quy mô sản xuất của các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ đa số là nhỏ, lẻ. Không những thế, sự thiếu liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đã dẫn tới việc không đủ khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn.

Để hướng tới sự phát triển bền vững

Để mở rộng thị trường xuất khẩu đưa sản phẩm TCMN phát triển bền vững hướng tới mục tiêu xuất khẩu 1,5 tỷ USD hàng TCMN trong thời gian tới, các chuyên gia trong ngành đưa ra những giải pháp.

Thứ nhất, DN sản xuất hàng TCMN nên chủ động liên kết lại xây dựng làng nghề hoặc cụm sản xuất TCMN. Mỗi cụm hay làng nghề có thể do 5-10 doanh nghiệp cộng tác thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất.

Thứ hai, tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, để đảm bảo tính đồng nhất và ổn định chất lượng, đồng thời khắc phục những sản phẩm có khuyết điểm, để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng, củng cố niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình.

Thứ ba là tăng cường công tác thu thập thông tin bằng nhiều hình thức để đảm bảo nắm bắt những nhu cầu, tập quán và phong tục của từng địa phương, cũng như các chính sách quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thiết kế sản xuất sản phẩm thích hợp để xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, để tăng mức phong phú về mẫu mã sản phẩm thì cần phát huy thiết kế sáng tạo kiểu dáng cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.

(Theo  // Tin Chính phủ)

 

 

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
  • Nghề thủ công nghệ tại BR-VT: Khó từ sân nhà!
  • Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Những rào cản khó vượt
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Sản phẩm đá mỹ nghệ được ưa chuộng
  • Sức hút đầu tư sản xuất đồ chơi
  • Đưa sơn mài vượt khó
  • Gốm sứ Việt Nam: Cơ hội bị bỏ qua
  • Một số gợi ý cho doanh nghiệp khi chuẩn bị hàng đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu
  • Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản: Đường nào dễ đi?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container