Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất mây thân thiện với môi trường

Sản xuất mây an toàn không chỉ tạo sự bền vững cho những cánh rừng mà sức khỏe, cuộc sống người dân cũng được cải thiện. (Ảnh: Trung Hiền/Vietnam+)
Sẽ có hơn 100 ngôi làng ở Việt Nam, Campuchia và Lào cùng nhau hướng tới một quy trình quản lý sản xuất mây bền vững và thân thiên với môi trường hơn vào năm 2010.
 

Mục tiêu trên đã được Chương trình về Sản xuất mây bền vững ở khu vực sông Mekong, công bố tại lễ ra mắt ngày 5/3.

Ông Thibault Ledecq, Giám đốc chương trình cho hay, chương trình này được Tổ chức WWF Greater Mekong (Văn phòng của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên - WWF - tại vùng sông Mekong) thực hiện với sự hợp tác của Liên minh châu Âu, nhà sản xuất và bán lẻ đồ gia dụng quốc tế Ikea và Tổ chức Tài chính Phát triển Đức (DEG).

Theo WWF Greater Mekong, hiện ở Việt Nam, Campuchia và Lào có hơn 50 loài mây. Đây là cơ sở để hình thành nên ngành chế biến mây đa dạng. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động chế biến, sản xuất mây ở Campuchia và Lào gây ra những nguy cơ về sức khỏe với người lao động. Bên cạnh đó, những biện pháp sử dụng trong quá trình chế biến không thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu…

Trên thực tế, có nhiều ngôi làng phụ thuộc nhiều vào nghề mây. Thu nhập từ nghề này chiếm tới 50% thu nhập tiền mặt của người dân.

Hằng năm, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 60% các sản phẩm mây hoàn chỉnh vào thị trường châu Âu.

Ông Thibault Ledecq nhận định rằng hiện nguồn nguyên liệu để sản xuất mây đang bị suy giảm do sự khai thác quá mức, bởi vậy, việc áp dụng quy trình thu hoạch bền vững và sản xuất mây sạch hơn "sẽ tạo ra sự ổn định đời sống lâu dài cho người dân địa phương cũng như sẽ giúp cho việc bảo vệ rừng tốt hơn."

Theo dự kiến của tổ chức này, vào thời điểm kết thúc dự án sẽ có ít nhất 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi cung ứng đạt mục tiêu chủ động tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm mây sạch và an toàn. Và 15% trong số đó sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu vào thị trường châu Âu cũng như toàn cầu với những sản phẩm mây bền vững và thân thiện môi trường.

Được biết, chương trình này có tổng ngân sách lên tới 2,4 triệu Euro, trong đó Liên minh châu Âu tài trợ 80%, cùng sự đồng tài trợ từ nhà sản xuất và bán lẻ đồ gia dụng quốc tế Ikea và Tổ chức Tài chính Phát triển Đức./.

( Theo Vietnam+)

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
  • Liên bang Nga: Thị trường tiềm năng cho các sản phẩm đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam
  • 50% nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ phải nhập khẩu
  • Hàng thủ công mỹ nghệ ở Bến Tre Biến thứ liệu từ dừa thành sản phẩm giá trị
  • Thông báo Danh sách sơ tuyển – Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2008 ngành hàng Gỗ và Thủ công mỹ nghệ
  • Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thu hút khách Nhật
  • Thị trường mây tre đan truyền thống: Loay hoay tìm lối ra
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container