Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá tra, basa xuất khẩu đều phải sử dụng tên basa

Chế biến cá basa xuất khẩu tại Công ty thủy sản Bình An, tỉnh Cần Thơ. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ ngày 31/12, tất cả các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa để xuất khẩu đều phải sử dụng tên thương mại in trên bao bì là cá basa (Pangsius hypoththalmus).

Trong quyết định trên, Bộ cũng yêu cầu các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng thực hiện kiểm tra, chứng nhận chất lượng các lô hàng cá tra xuất khẩu có sử dụng tên thương mại “basa” theo quy định của thị trường nhập khẩu; hoặc theo Danh mục tên thương mại, tên khoa học các loài thủy sản do Trung tâm thủy sản thế giới, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO), Ủy ban châu Âu (EC) và nhiều tổ chức quốc tế phối hợp xây dựng.

Hiện có trên 150 quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa nên theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chăn nuôi, các doanh nghiệp cần phải chủ động làm việc với các nhà nhập khẩu để được cung cấp tên khoa học, tên thương mại của mỗi nước nếu muốn được cấp giấy phép xuất khẩu các mặt hàng này.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), việc yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải in tên thương mại là basa trên bao bì, về lâu dài chính là cách “làm thương hiệu” cho ngành thủy sản Việt Nam.

Vasep cho biết thêm theo Đạo luật Farm Bill năm 2008 của Mỹ, nhiều nhà sản xuất cá nheo tại Mỹ đang tìm cách vận động Bộ Nông nghiệp Mỹ xem cá tra, cá basa của Việt Nam là catfish nên việc quy định tên thương mại là basa cho các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa là cần thiết.

Ở Việt Nam, cá tra là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực. Để nghề nuôi cá tra, basa phát triển bền vững, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lương Lê Phương, trước mắt các địa phương cần rà soát hóa quy hoạch phát triển nuôi cá tra ở cấp tỉnh, huyện, xã; trên cơ sở đó lập các dự án ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi cá tra để đầu tư trong năm 2011.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm ban hành quy định về điều kiện nuôi cá tra và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, hướng dẫn đánh số vùng nuôi.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam đã đạt 1,34 tỷ USD trong năm 2009 và năm nay con số này dự kiến sẽ đạt khoảng 1,3 tỷ USD./.
 
Ngọc Dung (Vietnam+)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Top tăng, giảm tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến
  • Khó xử!
  • Giá sàn cá xuất khẩu - tính dễ, làm mới khó
  • Thủy sản Việt Nam: Cần chiến lược truyền thông hiệu quả đến người tiêu dùng
  • Doanh nghiệp thuỷ sản “toát mồ hôi”!
  • Doanh nghiệp thủy sản vướng "tường rào ngăn cách"
  • 10 năm tới, thủy sản tăng trưởng nhờ sản phẩm chủ lực nào?
  • Sản lượng thủy sản 10 tháng đạt 4.240 tấn, tăng 4,7%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container