Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá tra VN: Lựa chọn hàng đầu ở châu Âu

"Tôi thật sự ngạc nhiên và sốc trước thông tin mà WWF công bố vừa qua. Đã có nhiều phòng thí nghiệm thuộc các công ty, tập đoàn nước ngoài kiểm định cá tra Việt Nam trước khi xuất sang châu Âu. Họ không bao giờ gặp phải vấn đề như trong bản báo cáo mà WWF đề cập"…

Ngay sau khi nhận được bản báo cáo đánh giá cá tra Việt Nam của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF châu Âu, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã nhận định bản báo cáo đánh giá này là thiếu cơ sở khoa học và không hợp lý. Đây cũng chính là quan điểm của một số chuyên gia thủy sản châu Âu hiện đang làm việc tại Việt Nam. Hai chuyên gia Pháp và Italy - những người đã từng có nhiều năm gắn bó với con cá tra Việt nam đã khẳng định, sự việc này hết sức vô lý và người thiệt hại cuối cùng chính là những người tiêu dùng châu Âu.
 
Trong khi đó, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng như các chuyên gia đã từng có nhiều năm gắn bó với thủy sản Việt Nam đều cho rằng, phương pháp đánh giá và thông tin WWF sử dụng để đánh giá là không chính xác.
 
Là người đã có hơn 10 năm gắn bó với ngành thủy sản Việt Nam, đồng thời từng là chuyên gia của WWF Việt Nam, Tiến sĩ nuôi trồng thủy sản Flavio Corsin tỏ ra rất bất ngờ về việc cá tra Việt Nam bị đưa vào danh sách đỏ. Ông Flavio cho rằng, Công ty tư vấn cho WWF đã làm không tốt việc khảo sát, đánh giá cũng như lựa chọn phương pháp thực hiện.
 
Tiến sĩ Flavio Corsin, GĐ Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững - Hội nghề cá Việt Nam cho rằng: “Cách kiểm tra và phương pháp đánh giá của WWF có rất nhiều điểm sai vì 19 câu hỏi trong bộ câu hỏi là không chính xác. Thông tin sử dụng để trả lời các câu hỏi không nhiều, thậm chí một số thông tin đã cũ. Người thực hiện trả lời câu hỏi thì không biết nhiều về cá tra của chúng ta nuôi thế nào nên câu trả lời là sai”.
 
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP: “Đây là đánh giá hoàn toàn dựa vào tài liệu họ có được chứ không phải đánh giá thực địa. Không đến Việt Nam để đánh giá, họ dựa vào 2 tài liệu bằng tiếng Anh và đó là các tài liệu báo cáo tại hội nghị khoa học”.
 
Một trong những lý do chính mà cá tra Việt Nam bị đưa vào danh sách đỏ của tổ chức này là việc nuôi cá tra có thể làm giảm chất lượng nước tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, theo ông Marc Campet, một người Pháp đã có 15 năm sinh sống tại đồng bằng sông Cửu Long và làm công việc kiểm định quy trình nuôi trồng và xuất khẩu cá tra Việt Nam, thì lý do này không chính xác, bởi từ trước đến nay thức ăn của cá tra có nguồn gốc từ thực vật, không có lý do gì gây hại cho nguồn nước.
 
Ông Marc Campet, Công ty TNHH Guyomarch Việt Nam: “Tôi thật sự ngạc nhiên và sốc trước thông tin mà WWF công bố vừa qua. Đã có nhiều phòng thí nghiệm thuộc các công ty, tập đoàn nước ngoài kiểm định cá tra Việt Nam trước khi xuất sang châu Âu. Họ không bao giờ gặp phải vấn đề như trong bản báo cáo mà WWF đề cập. Rõ ràng là cá tra Việt Nam đã đạt được những yêu cầu nghiêm ngặt khi xuất khẩu, do vậy cá tra Việt Nam luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng châu Âu”.
 
Ông Philippe Serene, một người Pháp có hơn 40 năm làm nghề cung cấp thức ăn nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam nhận xét, đây là một vụ scandal. Bản báo cáo này đang làm chính những người tiêu dùng ở châu Âu bị thiệt hại, bởi cá tra rẻ hơn nhiều so với một số loại cá khác từ 4 đến 5 lần.
 
Ông Philippe Serene, Cố vấn Chủ tịch HĐQT Công ty SX thức ăn gia súc Proconco: “Càng ngày người dân châu Âu càng khó có thể ăn cá bởi giá của một số loại cá hiện nay quá đắt. Với cá tra việt Nam, đây là nguồn thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng, vừa phải chăng. Tôi không hiểu vì sao WWF lại đưa ra một bản báo cáo như vậy. Đó là chưa kể chưa bao giờ có một bản báo cáo khoa học nào chứng minh nuôi cá tra gây hại cho môi trường”.
 
Ông Philippe Serene không thể tin nổi rằng, sau Mỹ, bây giờ lại đến lượt châu Âu có những hành động không rõ ràng đối với con cá tra nhỏ bé ĐBSCL. Ông không biết tại sao kết luận này được đưa ra bất chấp việc 17 công ty nuôi trồng xuất khẩu cá tra Việt Nam đã đạt chuẩn Global Gap của châu Âu, là chứng chỉ uy tín nhất, cao nhất trên thế giới của ngành nuôi thuỷ sản.
 
Ông Philippe Serene, Cố vấn Chủ tịch HĐQT Công ty SX thức ăn gia súc Proconco: “WWF có dám nói là 17 công ty thuỷ sản Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global Gap là không chuyên nghiệp không? Dĩ nhiên là chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để tìm ra các giải pháp tốt hơn nhằm bảo vệ môi trường chung cho sông Mekong và tôi biết là cả chính phủ lẫn các nhà khoa học Việt Nam đang làm điều đó. Do đó, WWF cần phải thuyết phục mọi người và cần phải đưa ra những bằng chứng xác thực trước khi đưa ra những bản báo cáo như thế”.
 
Dự kiến vào sáng 15/12, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản và VASEP sẽ có cuộc đối thoại trực tiếp với ông Marc Powell, người phụ trách chính về thủy sản của WWF về bản báo cáo đánh giá này. Tại đây, đại diện WWF sẽ giải thích rõ hơn về cách tổ chức này tiến hành đánh giá, đồng thời thu nhận thêm thông tin từ phía Việt Nam để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

(VTV)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Cần phân biệt cá tra nuôi thông thường với loại được bảo vệ
  • Câu chuyện “Con cá vàng”
  • Đừng từ bỏ cá tra
  • Trồng lúa, nuôi cá tra theo hướng bền vững
  • WWF ngay lập tức phải gỡ cá tra Việt Nam khỏi sách đỏ
  • ASC - Bộ tiêu chuẩn mới cho thủy sản có ý nghĩa như thế nào?
  • Nguyên liệu thủy sản: Cần giải pháp căn cơ
  • Tôm lại gặp rào cản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container