Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chế biến thủy sản cần sớm có quy hoạch toàn quốc

Ngành chế biến thủy sản phát triển nhanh nhưng do phát triển chưa theo quy hoạch nên còn bộc lộ nhiều bất cập do đó cần sớm có một Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản trên cơ sở tiến hành điều tra đầy đủ các số liệu về nguồn cung cấp nguyên liệu, hiện trạng phát triển, nghiên cứu đánh giá thị trường, dự báo các điều kiện phát triển trong thời gian tới.

Đó là phát biểu tại buổi hội thảo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám. Ông còn cho biết thêm hiện nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 160 quốc gia, đứng vào Top thứ 10 nước xuất khẩu thủy sản đầu hàng thế giới. Tuy nhiên thời gian qua, ngành chế biến thủy sản phát triển nhanh nhưng do phát triển chưa theo quy hoạch nên còn bộc lộ nhiều bất cập như: mất cân đối cung cầu về nguyên liệu; dư thừa công suất chế biến, thị trường tiêu thụ không ổn định... Do đó, để phát triển bền vững, ngành thủy sản cần có một Quy hoạch phát triển cụ thể.

Năm 2009, cả nước có 396 DN chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó, có 284 doanh nghiệp với 356 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh với công suất thiết bị cấp đông đạt 7.870 tấn/ ngày đêm, số doanh nghiệp tăng bình quân 4,3%/năm trong khi công suất thiết bị cấp đông tăng bình quân 12%/năm. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng trên, ngành công nghiệp chế biến còn những tồn tại như: còn thiếu quy hoạch; công nghệ, trang thiết bị máy móc chế biến nông lâm thủy sản phần lớn là cũ và lạc hậu, các dây chuyền công nghệ sản xuất mới còn ít; chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường; công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập.

Theo Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản, năm 2015, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD, theo đó, sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt 1.620.00 tấn; năm 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD, theo đó, sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt 1.900.00 tấn.

Bà Trần thị Dung, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quy hoạch Thủy sản cho biết, để đạt được những mục tiêu trên, trước mắt, đối với việc đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản, xây dựng kho lạnh sản xuất và thương mại, nhà nước cần bố trí nguồn vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, các địa phương cần ưu tiên dành quỹ đất, trung ương cấp 30% vốn ngân sách để xây dựng hạ tầng chợ thủy sản đầu mối quốc gia.

Ngoài ra, Hiệp hội Chế biến thủy sản cần căn cứ vào quy hoạch, phối hợp với các doanh nghiệp chế biến lập dự án đầu tư tính toán, xem xét đầy đủ các yêu cầu về quy mô công suất, đảm bảo cấn đối cung cầu nguyên liệu và thị trường tiệu thủy sản; chú trọng các yếu tố đến phát triển bền vững từ nuôi trồng, khai thác, chế biến tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động của các cở sở chế biến.

(tamnhin)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Quanh con số xuất siêu nông sản hơn 5 tỷ USD
  • Giá trị thương mại Long An 10 tháng tăng 26% cùng kỳ
  • Cá tra, basa xuất khẩu đều phải sử dụng tên basa
  • Top tăng, giảm tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến
  • Khó xử!
  • Giá sàn cá xuất khẩu - tính dễ, làm mới khó
  • Thủy sản Việt Nam: Cần chiến lược truyền thông hiệu quả đến người tiêu dùng
  • Doanh nghiệp thuỷ sản “toát mồ hôi”!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container