Cao su nhân tạo, chế phẩm từ dầu thô, không còn được trọng dụng và giá cao su thiên nhiên nhanh chóng tăng gần gấp 2.
“Xuất nhập khẩu nông, lâm và thuỷ sản tiếp tục tăng trưởng khả quan”, báo cáo đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp 10 tháng năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có lý khi đưa ra nhận định như vậy.
Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm nông, lâm và thủy sản đạt trên 22% và xuất siêu 5,2 tỷ USD trong 10 tháng, nông nghiệp đang trở thành “lực đỡ” khá tốt cho nền kinh tế, xét cả trên phương kiện kinh tế mang lại và ổn định kinh tế, xã hội.
Xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn
Với kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 10 khoảng 1,72 tỷ USD, trong 10 tháng qua, nông nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu ước đạt 15,6 tỷ USD, tăng 22,53% so với cùng kỳ năm 2009. Đặt trong tương quan với 10 tháng năm 2008, con số này vẫn tăng tới 13%.
Rất nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu có mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2009 và cả năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu 10 tháng năm 2010 đạt 7,89 tỷ USD, tăng 18,14%; thuỷ sản đạt 3,98 tỷ USD, tăng 14,46%; các mặt hàng lâm sản chính tăng tới 33,09% so với cùng kỳ năm 2009 với giá trị 2,91 tỷ USD.
Trong 13 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD tính đến thời điểm này, nông nghiệp có tới 5 sự góp mặt, gồm gạo, cà phê, cao su, thủy sản và đồ gỗ. Riêng thủy sản đang gần đuổi kịp dầu thô để trám vào vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu.
Nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, mức 57,78 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, riêng nông sản đã chiếm tỷ trọng khoảng 27%. Nếu trừ đi kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI, chỉ tính riêng trong nước, kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm tới 58,2%, một con số thuyết phục cho thấy khả năng cạnh tranh của nông sản so với các sản phẩm khác từ khu vực kinh tế trong nước.
Với lĩnh vực không có được sự bảo hộ khi Việt Nam gia nhập WTO, rất ít chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ, nhân lực hướng tới thì con số trên cũng hàm ý nhiều điều cho những người hoạch định chính sách.
Xuất ròng 5,2 tỷ USD
Một điểm đáng chú ý khác, liên quan đến thâm hụt cán cân vãng lai, vấn đề vĩ mô quan trọng nổi lên gần đây, ngành nông nghiệp đang trở thành lực đỡ đáng kể.
Với tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và vật tư, nguyên liệu phục vụ nông, lâm, thuỷ sản 10 tháng ở mức 10,4 tỷ USD, nông nghiệp đang xuất siêu tới 5,2 tỷ USD, cao hơn nhiều con số khoảng 2 tỷ USD của khu vực FDI, đã bao gồm cả kim ngạch xuất khẩu dầu thô.
Ở điểm này, có một lưu ý đáng quan tâm khác, nhập siêu của cả nước tính đến tháng 10 ước khoảng 9,5 tỷ USD. Nếu FDI xuất siêu 2 tỷ USD và nông nghiệp thêm 5,2 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước, không tính nông nghiệp, đã nhập siêu quá lớn.
Trong quá trình hướng tới một nền kinh tế công nghiệp hiện đại, phải chăng công nghiệp hóa nông nghiệp cần được tính đến để giải quyết vấn đề “tồn đọng” quá lâu về thâm hụt vãng lai?
Có những nghiên cứu cho rằng nông nghiệp là ngành có độ lan tỏa cao, đem lại hiệu quả lớn khi dòng đầu tư và các định hướng chính sách hướng tới nó. Đặt trong các con số kể trên, có lẽ cũng cần một nghiên cứu sâu hơn.
Cơ hội đang đến?
Những cú sốc về thiếu hụt năng lượng và lương thực gần đây đang là vấn đề được toàn thế giới quan tâm.
Sự nóng lên của giá dầu thô năm 2008 khiến nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu phải nghĩ lại hướng đi của mình. Cao su nhân tạo, chế phẩm từ dầu thô, không còn được trọng dụng và giá cao su thiên nhiên nhanh chóng tăng gần gấp hai lần.
Với Việt Nam, giá cao su xuất khẩu bình quân 9 tháng năm 2010 đạt 2767 USD/tấn, tăng tới 84,03% so với cùng kỳ. Chỉ cần tăng 7,66% về sản lượng xuất khẩu, trong 10 tháng năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam đã thu về 1,67 tỷ USD, tăng tới 92,43% so với cùng kỳ 2009.
Tương tự là gạo, xuất khẩu “ngọc thực” 10 tháng năm 2010 ước đạt 5,66 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,63 tỷ USD, tăng 4,9% về lượng nhưng tăng 9,24% về giá trị.
Xuất khẩu hạt điều 10 tháng 2010 ở mức 160 nghìn tấn với trị giá 888 triệu USD, tăng 9,21% về khối lượng và tới 29,33% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. So với năm trước, giá điều xuất khẩu bình quân 10 tháng của Việt Nam đã tăng khoảng 900 USD/tấn, ở mức 5549 USD/tấn.
Còn nhiều sản phẩm nông nghiệp khác cũng nên được nhắc đến. Xuất khẩu sản phẩm chè 10 tháng 2010 ước đạt 113 nghìn tấn, kim ngạch đạt 162 triệu USD, xấp xỉ về lượng và giá trị tăng 10,54% so với cùng kỳ. Giá hạt tiêu xuất khẩu trung bình 10 tháng 2010 đang ở mức 3389 USD/tấn, tăng 38,48% so với cùng kỳ…
Ngay cả cà phê, vốn là sản phẩm có giá xuống thấp trong nửa đầu năm nay thì gân đây cũng đã cải thiện đáng kể về giá. So với mức sụt giảm hồi đầu năm, hiện giá cà phê đang ở mức cao do hạn chế nguồn cung trong ngắn hạn.
Xuất khẩu thủy sản cũng tăng trưởng khá trong năm nay. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản 10 tháng 2010 đạt 3,98 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Năm 2012 gia đình anh Tuấn thu hoạch cá thương phẩm được 46 tấn/1 lứa (15 tháng)/20 lồng, bán với giá trung bình 150.000 đ/kg, thu được gần 7 tỷ đồng, chưa kể tiền bán giống.
Việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam trong bối cảnh người nuôi thua lỗ, doanh nghiệp chế biến đuối dần vì đói vốn, thị trường bấp bênh, khiến con cá chiến lược của ngành nông nghiệp rơi vào cảnh bĩ cực.
Tôm chết trắng đồng trên toàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), các đơn vị liên quan của tỉnh đang cố gắng để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, nhưng xem ra hiệu quả đem lại chưa như mong muốn.
Khoảng một năm trở lại đây, cá tầm Trung Quốc nhập lậu rồi núp dưới mác cá tầm Việt Nam đang làm nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất cá tầm điêu đứng. Và hàng không bị nghi ngờ là kênh chính để cá tầm lậu đi từ Bắc vào Nam.
Theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ ngày 31/12, tất cả các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa để xuất khẩu đều phải sử dụng tên thương mại in trên bao bì là cá basa (Pangsius hypoththalmus).
Chỉ số tiêu thụ chung của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chín tháng năm nay so với cùng kỳ năm 2009 tăng 10,4%. Ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao nhất là đồ uống không cồn, giảm mạnh nhất là đồ gốm sứ không chịu lửa.
Chuyện thiếu tôm nguyên liệu liên tục trong những tháng qua và tình trạng bơm tạp chất vào tôm chưa xử lý được có điểm chung khi đều liên quan đến một số thương nhân Trung Quốc.
Thiết lập giá sàn nhằm đối phó tình trạng doanh nghiệp đua nhau hạ giá bán cá da trơn, là giải pháp vừa được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đề xuất. Phản ứng này có thể đúng trước tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp, nhưng liệu cách “bốc thuốc” như vậy có chữa hết “bệnh”?
Ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do những hạn ngạch và chính sách của các nước nhập khẩu áp đặt. Tình thế trên khiến không ít người nghĩ rằng, chỉ cần đi kiện ngược lại là có thể giải quyết êm đẹp.
Nhật Bản là một trong 10 thị trường chiếm tới 80% khối lượng lẫn giá trị tôm nhập khẩu của Việt Nam. Mới đây các cơ quan chức năng Nhật Bản đã quyết định tăng tần suất kiểm tra chất Trifluralin lên mức 100% lô hàng tôm Việt Nam nhập khẩu khiến hàng loạt DN thủy sản “toát mồ hôi”.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.