Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2009, năm tệ hại nhất của ngành hàng không

Một quầy vé vắng vẻ tại sân bay John F. Kennedy tại New York, Mỹ - tinkinhte.com
Một quầy vé vắng vẻ tại sân bay John F. Kennedy tại New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.

Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết, 2009 là năm ngành hàng không suy giảm mạnh nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cũng trong năm qua, các hãng hàng không thế giới đã phải gánh chịu những khoản thua lỗ trầm trọng.

Theo thống kê mà IATA công bố ngày 27/1, do suy thoái kinh tế, lượng khách đi lại bằng máy bay trên toàn cầu trong năm 2009 giảm 3,5% so với 2008, khối lượng hàng hóa vận chuyển đường không giảm 10,1%.

“Về góc độ nhu cầu, 2009 là năm tệ hại nhất của ngành hàng không”, Tổng giám đốc IATA, ông Giovanni Bisignani, nhận định.

Mặc dù, nhu cầu giao thông đường không của thế giới đã tăng được 1,6% trong tháng 12/2009, nhưng IATA cho rằng, năm 2010 vẫn sẽ là một năm nhiều khó khăn.

“Giai đoạn tồi tệ nhất đã qua, nhưng vẫn chưa đến lúc ăn mừng. Năm nay, ngành hàng không sẽ phải điều chỉnh để thích nghi với tình hình mới, trong đó trọng tâm là cần giữ công suất ở mức phù hợp với nhu cầu và kiểm soát chi phí”, ông Bisignani nói.

Theo số liệu của IATA, các hãng hàng không ở châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2009, với số lượng hành khách giảm 6,8%, kế đó là khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Bắc Mỹ với mức giảm 5,8%, cuối cùng là khu vực châu Âu với mức giảm 5%.

Trong khi, lượng hành khách của các hãng hàng không ở Trung Đông lại tăng 11,3% và khu vực Mỹ Latin tăng 0,3%.

IATA ước tính, các công ty hàng không thuộc Hiệp hội đã thua lỗ tổng cộng 11 tỷ USD trong năm 2009 và có khả năng mất thêm khoảng 5,6 tỷ USD trong 2010. Theo giới phân tích, cuộc chiến giảm giá giữa các hãng hàng không sẽ càng làm cho lợi nhuận suy giảm.

(Theo Vneconomy // BBC)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Trà Vinh : Khoảng 1.700 tỉ đồng xây dựng Cụm cảng Long Toàn
  • Logistics yếu kém, thêm khổ cho doanh nghiệp
  • Việt Nam đứng thứ 53 về chỉ số hậu cần thương mại
  • Kiến nghị xây cụm cảng biển Dung Quất 2
  • Hiện đại hóa hệ thống cảng biển Hải Phòng
  • Vận tải hàng rời, 1 năm nhìn lại
  • Vận tải biển chật vật phục hồi
  • Bức tranh tối màu của ngành vận tải biển thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container