Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảng Cam Ranh mở rộng hợp tác phát triển kinh tế khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Hội nghị cảng Cam Ranh - Hợp tác và phát triển
Ngày 10/8, tại TP Đà Lạt, Công ty TNHH một thành viên (MTV) cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại & Du lịch Lâm Đồng tổ chức Hội nghị cảng Cam Ranh - Hợp tác và phát triển kinh tế khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
 
Hội nghị đã giới thiệu đến các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh, xuất - nhập khẩu tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên (gồm Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đăk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận) về năng lực và kế hoạch đầu tư và phát triển của cảng biển Cam Ranh, nhằm tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác vì sự phát triển chung của các doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Cảng Cam Ranh nằm trên vịnh Cam Ranh, được xem là một trong ba vịnh đẹp nhất thế giới, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đường biển. Là cảng biển thương mại quốc tế lớn của khu vực phía Nam và là cảng đầu mối quốc gia tổng hợp loại 1, Cam Ranh chỉ cách thành phố Nha Trang 60km về phía Nam, cách Ninh Thuận 45km, cách Bình Thuận 240km, cách Đà Lạt – Lâm Đồng chỉ 130km và cách Đắk Lắk 240km. Với lợi thế trên, việc hợp tác của cảng Cam Ranh với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ sẽ giảm được cước phí vận chuyển (khoảng 50%) và nâng cao giá trị mặt hàng chủ lực của khu vực này so với các cảng biển phía Nam. Khoảng cách từ các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ đến Cảng Cam Ranh ngắn hơn, nên ngoài việc vận chuyển hàng hóa khá thuận lợi còn đồng thời cũng góp phần hạn chế sự quá tải cho các cảng ở khu vực phía
Nam, đặc biệt là cảng  Sài Gòn.

Theo đại diện của cảng Cam Ranh, thế mạnh của cảng không chỉ là rút ngắn khoảng cách vận chuyển mà còn là các chính sách ưu đãi về chi phí vận chuyển cho các khách hàng thông qua việc giảm cước phí (bằng phương pháp giảm giá lũy kế bậc thang) và tiết giảm chi phí lưu bãi..., giúp doanh nghiệp giảm được từ 10 – 15% chi phí tùy theo hàng hóa lưu kho khi chọn cảng Cam Ranh. Hiện cảng Cam Ranh có năng lực tiếp nhận được các loại tàu có tải trọng đến 30.000 tấn ở cầu cảng chính và 5.000 tấn ở cầu cảng phụ; năng suất bốc dỡ hàng hóa đạt 5.000 tấn/ngày đối với hàng rời và 1.500 tấn/ngày đối với hàng bao, 2.000 tấn/ngày với hàng sắt thép. Bên cạnh đó, cảng Cam Ranh còn là một trong những cảng biển có hệ thống kho bãi thuận lợi với tổng diện tích kho chứa hàng là 15.500m2, tổng diện tích bãi chứa hàng 30.000m2, sức chứa tổng cộng đạt 100.000 tấn. Những lợi thế này kết hợp với hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi như hiện nay, Cam Ranh sẽ là nơi tốt nhất để thông qua các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Đà Lạt - Lâm Đồng và Tây Nguyên nói chung như rau, hoa, cà phê, chè; vật tư nông nghiệp, mặt hàng xây dựng và sắp đến là bauxite…

Ông Phạm Hữu Tấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cảng Cam Ranh cho biết, để nâng cao hơn nữa năng lực tiếp nhận tàu hàng tải trọng lớn, cảng Cam Ranh đang triển khai xây dựng thêm 1 cầu cảng tổng hợp và container cho tàu có trọng tải 50.000 tấn với công suất bốc dỡ từ 3 đến 5 triệu tấn/năm, xây dựng thêm 1 bến phao hàng lỏng cho tàu có trọng tải 5.000 tấn, đồng thời đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho việc xếp dỡ hàng tổng hợp, hàng container và hàng siêu trọng; xây dựng 4 nhà kho có diện tích 12.000m2. Với các doanh nghiệp Lâm Đồng, nếu chọn cảng Cam Ranh làm nơi xuất, nhập khẩu sẽ giảm được 1/2 quãng đường, giúp hạ thấp chi phí vận chuyển, kho bãi, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hơn năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Đà Lạt – Lâm Đồng, cho rằng đã nhận thấy lợi thế này từ lâu, tuy nhiên khó khăn hiện nay chỉ còn là 10km đường đèo ngoạn mục (đèo Sông Pha) trên QL27, chưa thể đáp ứng được cho các phương tiện vận chuyển nhất là xe chỡ hàng container.

(Theo Đại Phong // Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Đô thị cảng Hiệp Phước: Cảnh báo nước dâng
  • Hàng không sẽ bớt căng thẳng
  • Cảng Đồng Nai : Thất thu vì không có đường vận chuyển container
  • Thiếu xe, hàng ứ đầy bãi
  • Đau đầu với cước vận tải
  • Đau đầu với cước vận tải
  • Tân Cảng sắp đầy container bị kẹt
  • Dịch vụ LOGISTIC cảng biển: Giải tỏa nỗi lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container