Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dịch vụ LOGISTIC cảng biển: Giải tỏa nỗi lo

Tân Cảng Cái Mép

Hơn 10 năm tập trung kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống cảng tại khu vực BR-VT, các dự án cảng biển lần lượt đi vào khai thác. Những bất cập về sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch phát triển kinh tế cảng mới được nhận diện. Đó là thiếu những trung tâm dịch vụ logistics sau cảng.

Nói về lực hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistic sau cảng tại BR-VT, bà Lê Thị Kim Hương - Giám đốc Sở KHĐT cho biết: “Logistics là một lĩnh vực rất cần thiết, trước đây, đầu tư phát triển cảng tại khu vực này được tập trung nhưng không quan tâm đến logistics. Hai năm trở lại đây, tỉnh và Trung ương bắt đầu có nhiều chương trình hướng dẫn đầu tư lĩnh vực này... Các dự án lớn đã và đang được triển khai. Tôi hi vọng các dự án logistics sẽ sớm bổ sung và tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển”.

Không thể tách rời  logistics

Vào đầu năm 2010, BR-VT đón nhận một dòng vốn không nhỏ đổ vào lĩnh vực kinh tế cảng, dịch vụ cảng, trong đó chỉ với 3 dự án dịch vụ logistics sau cảng của 3 nhà đầu tư, tổng vốn lên tới 950 tỷ đồng. 3 dự án này được xem là một sự bổ sung kịp thời những thiếu sót trong qui hoạch phát triển cũng như thu hút đầu tư vào lĩnh vực kinh tế cảng trong một thời gian dài hơn 10 năm qua tại khu vực được đánh giá là tiềm năng lớn nhất của cả nước về phát triển cảng nước sâu. Trước đây, khi quy hoạch phát triển cụm cảng biển số 5, BR-VT là trung tâm với 8 cảng container với công suất hàng thông qua cảng bình quân trên 2 triệu container tiêu chuẩn (TEU)/bến mỗi năm. Thế nhưng các nhà làm qui hoạch chỉ lo hoạch định vị trí cho cầu cảng mà không tính đến những dịch vụ “ăn theo” không thể thiếu của các loại hình cảng, đặc biệt là cảng container. Do vậy, đến thời điểm này, khi mà giai đoạn 1 của hàng loạt dự án đã và đang đi vào khai thác, đặc biệt là đã có 2 cảng container tầm cỡ quốc tế đi vào hoạt động là cảng quốc tế SP-PSA và cảng Tân cảng Cái Mép. Song các cảng này vẫn đang phải tự lo kho bãi, tự tính toán phân phối container.

Theo tính toán, với thiết kế các bến container tại mỗi cảng chỉ dài 300 m, dài nhất cũng chỉ tới 500 m thì chỉ đáp ứng cho 1 tàu xếp dỡ /lần. Trong tương lai, khi đồng loạt 8 bến container đi vào hoạt động thì việc sắp xếp conrainer rỗng sau khi rút hàng chắc chắn rất khó khăn bởi lượng container lúc đó sẽ lên đến gần 20 triệu TEU/năm. Chuyện ách tắc hàng hóa là điều nhìn thấy trước. Điều này đã khiến nhiều nhà khai thác cảng hết sức lo ngại. Ông Trần Hữu Trung Tín - Phó giám đốc cảng nông sản Cái Mép cho biết: “Cảng mọc lên quá nhiều, nhưng bến trung chuyển, các kho bãi hỗ trợ nhu cầu của cảng không phát triển. Không làm bây giờ, 5 năm sau hàng hóa sẽ bị ách tắc tại đây. Hải phòng bị rồi, Tp HCM cũng đã bị. Bây giờ ở đây cảng mọc lên rất đẹp, rất mạnh nhưng nếu tình trạng thế này thì đầu ra sẽ không chạy được”. Ông Trần Khánh Sinh - Giám đốc cảng Tân Cảng - Cái Mép phân tích: “Cảng biển không bao giờ tách khỏi được hoạt động logistics. Vì chính logistics làm giảm chi phí phân phối của nhà sản xuất. Như vậy thì bất cứ ở đâu, khi sản xuất công nghiệp lên, cảng biển hình thành thì hoạt động logistics phải có”.

Sẽ có hệ thống logistics sau cảng

Chia sẻ nỗi lo toan của các nhà khai thác cảng, lãnh đạo tỉnh tích cực kiến nghị Trung ương bổ sung vào quy hoạch phát triển cảng khu vực BR-VT những trung tâm dịch vụ sau cảng. Đồng thời tích cực tìm kiếm quĩ đất, kêu gọi đầu tư  vào lĩnh vực này. Đến nay, 15 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics được tỉnh đồng ý cho chủ trương và cấp giấy phép. Trong đó có 5 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 3 trong số này đã được trao giấy chứng nhận đầu tư ngay dịp đầu năm 2010 gồm: Dự án kho bãi dịch vụ cảng của công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ hạ tầng Á Châu; Dự án khu dịch vụ kho bãi container của Công ty TNHH Hoàng Lâm và dự án Trung tâm tiếp nhận phân phối container Cái Mép của công ty cổ phần đầu tư tư vấn và phát triển cảng VN. Các dự án chủ yếu tập trung tại khu vực huyện Tân Thành, dọc theo các cảng đã và đang hình thành. Đây thực sự là niềm vui đối với các nhà đầu tư và kinh doanh cảng, đồng thời nó cũng phần nào giải tỏa nỗi lo của các nhà quản lý, của chính quyền địa phương trong việc khai thác tiềm năng kinh tế cảng của tỉnh.

Tuy nhiên, các dự án dịch vụ sau cảng đã và đang được cấp phép đầu tư hầu như chưa có qui mô lớn. Phần nhiều diện tích chiếm đất của các dự án chỉ khoảng vài ba chục ha, có dự án chỉ trên 12 ha. Được biết, dự án có diện tích lớn nhất là Kho hậu cần dịch vụ logistic của Cty Xây dựng Hưng Long tại xã Mỹ Xuân, cũng chỉ khoảng 71 ha. Vốn đầu tư các dự án đã cấp phép cũng chưa lớn, cao nhất chỉ hơn 800 tỷ đồng như, dự án Công ty cổ phần đầu tư Tư vấn và Phát triển cảng VN. Diện tích nhỏ, vốn manh mún, trước thực trạng này, UBND tỉnh đã giao cho Ban quản lý các KCN tính toán quỹ đất cho dịch vụ logistics. Ban quản lý các KCN dự định giành hẳn hơn 1.000 ha KCN Cái Mép Hạ để làm trung tâm dịch vụ logistic có quy mô tầm cỡ, đảm đương được trọng trách là một trung tâm dịch vụ, lo hậu cần cho toàn bộ cụm cảng Thị Vải - Cái Mép và cả khu vực Long Sơn, thành phố Vũng Tàu.

Ông Lê Minh Châu - trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh BR-VT cho biết: “Chúng tôi dự kiến lấy cả KCN Cái mép hạ để biến nó thành một khu dịch vụ logistics phục vụ riêng cho các dự án cảng. Lựa chọn nhà đầu tư không chỉ có khả năng về tài chính và kinh nghiệm về dịch vụ logistics để giao cho họ...”. Hoạch định và giải quyết thỏa đáng những băn khoăn này, cụm cảng của BR-VT sẽ có hệ thống dịch vụ logistics sau cảng, đủ tầm để khơi thông hoạt động của các cảng, tạo đà cho sự phát triển của cụm cảng nước sâu Cái Mép Thị Vải.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Đứt mạch hàng hải
  • Xây dựng hạ tầng Cảng nước sâu Gemalink-Cái Mép
  • Chuẩn bị cảng than cho các trung tâm điện lực phía Nam
  • Cái Mép-Thị Vải: Đầu mối trung chuyển hàng hóa của khu vực?
  • Cước vận tải tăng nếu phí qua cầu Phú Mỹ tăng gấp đôi
  • Đưa bến số 2 cảng Vũng Áng vào khai thác
  • Máy soi container sẽ vận hành lại vào đầu tháng 6
  • Sớm thẩm định Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container