Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CFS - Hướng đi đầy triển vọng của Cảng Đà Nẵng

CFS (Container Freight Station - trạm thu gom hàng lẻ) là một hoạt động được xem không thể thiếu ở các cảng lớn trên thế giới. Đây là dịch vụ giúp cảng có thể đáp ứng được các khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng với quy mô nhỏ (không đủ đóng trong một container) và không có quỹ thời gian rộng rãi. Tại Việt Nam, dịch vụ CFS mới chỉ có tại Cảng Sài Gòn và Hải Phòng.

Đóng hàng lẻ vào container để xuất sang thị truờng Mỹ tại CFS Đà Nẵng.

Trong khi với vị trí địa lý cũng như đặc điểm khách hàng rất cần đến  dịch vụ CFS, nhưng Cảng Đà Nẵng (ĐN) lại chưa thể đưa dịch vụ này vào hoạt động. Chính vì điều này mà suốt trong một thời gian dài, Cảng ĐN đành phải chấp nhận để khách hàng của mình tìm đến Cảng Sài Gòn. Điều này đã làm cho Cảng ĐN mất đi nguồn khách hàng đầy tiềm năng trong khu vực, còn về phía DN lại “gánh” thêm chi phí vận chuyển hàng hóa từ khu vực miền Trung-Tây Nguyên đến thành phố Hồ Chí Minh.

Biết là vậy, thế nhưng để có thể đưa CFS vào hoạt động quả là một chặng đường đầy khó khăn của Cảng ĐN. Anh  Lê Hồng Nam, Phó trưởng Phòng Kinh doanh cho biết: Cũng là kho để chứa hàng nhưng với kho CFS đòi hỏi tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn rất nhiều lần so với kho hàng thông thuờng. Trước hết về mặt thủ tục, kho CSF phải bảo đảm tiêu chuẩn “một cửa, một người”.

Tức là toàn bộ thủ tục chỉ qua một “cửa” điện tử, và khách hàng chỉ cần làm việc với một đại diện của cảng trong suốt quá trình từ khâu hợp đồng, vận chuyển, đóng gói… Ngay như các thủ tục về hải quan cũng phải khép kín trong toàn bộ các thủ tục trên. Riêng về mặt kỹ thuật kho hàng, CFS phải bảo đảm hàng loạt tiêu chí mang tính quốc tế về mặt an toàn, cháy nổ, kể cả các yếu tố về cách âm, cách nhiệt, vì hầu hết hàng hóa vận chuyển bằng dịch vụ CFS là hàng cao cấp. Đặc biệt khâu an ninh và bảo đảm thông tin kinh doanh được xem là khâu mang tính quyết định, vì nếu không, coi như không thể thuyết phục được khách hàng.

Chính vì vậy, dù được khởi động từ năm 2005 cho đến năm 2007, khâu hạ tầng kỹ thuật mới xong, kế đến là công đoạn đưa người đi đào tạo trong và ngoài nước. Và một khâu không thể thiếu nữa là mời đối tác trong và ngoài nước đến đánh giá kiểm tra thực tế về hạ tầng cơ sở cũng như kỹ thuật đóng gói, bảo hành, vận chuyển. Mặc dù đã vượt qua các yêu cầu nghiêm ngặt này, nhưng đơn vị cũng mất hơn một năm để làm công tác tiếp thị.
 
Cũng theo anh Nam, việc tiếp thị  không thể đơn giản, vì khách hàng đã ký hợp đồng vận chuyển với các đối tác trước đó cả năm, bây giờ mình “xen ngang” là chuyện rất khó, nhất là về kinh nghiệm, mình gần như là con số 0. Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết mình,  cuối cùng ngày 4-6-2009, container hàng đầu tiên thông qua dịch vụ CFS đã được xuất sang Mỹ và được đánh giá cao từ DN cả đối tác từ Mỹ. Thành công này đã giúp cho cảng có thêm những khách hàng mới không chỉ ở Đà Nẵng mà còn có nhiều DN ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Nhờ vậy đến nay, đơn vị đã hoàn thành tốt vận chuyển 12 container hàng vào thị trường Mỹ. Không những thế, cảng đã thuyết phục được hai nhà Logistis rất nổi tiếng trên thế giới là  Expeditors của Mỹ và Maersk của Đan Mạch, hợp tác với mình để triển khai dịch vụ CFS. Đặc biệt, cả hai hãng Logistis này thời gian qua đã chia nhau làm nhà vận chuyển phần lớn hàng hóa xuất khẩu của các DN ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả các DN nằm trên Hành lang Kinh tế Đông Tây.
 
Vì vậy, sự bắt tay này thực sự  mở ra cho Cảng ĐN cả một vùng thị trường rộng lớn. Đây thực sự là một hướng đi mới đầy tiềm năng để Cảng ĐN tiếp tục nâng cao sản lượng qua cảng, để thực sự trở thành cửa ngõ cuối cùng quan trọng trong tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây. Trước mắt, CFS Đà Nẵng phải tiếp tục hoàn thiện, để không chỉ cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn với nhiều cảng lớn trên thế giới.
 

(Theo Bài và ảnh :Trần Luân Sơn/ĐN)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Nhiều tàu biển bạc tỉ bị “bỏ rơi
  • Cảng Sài Gòn: Không còn tình trạng tàu chờ đợi làm hàng
  • Đề nghị hãng tàu giải phóng hàng tồn tại cảng
  • Cảng nối cảng bên dòng Thị Vải
  • TP HCM: Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến đến năm 2020
  • An toàn đường thủy: SOS
  • Cảng nước sâu và cơ hội cho hàng Việt Nam
  • Bất cập trong kinh doanh vận tải hàng không: Khi tài nguyên quốc gia bị “chảy máu”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container