Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

An toàn đường thủy: SOS

Ghe tàu đậu kín không biết đâu luồng lạch

 
 Ghe tàu đậu kín không biết đâu luồng lạch

Nghe Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ Võ Minh Tiến mô tả một số vụ tai nạn trên vùng cửa biển Định An, chúng tôi mới hình dung được các tai nạn đường biển hóa ra cũng rất đa dạng nhưng điều đáng buồn là lại có cùng nguyên nhân: thói quen tùy tiện của ngư dân vùng sông nước ĐBSCL.

Còn Phó giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa khu vực IV Đào Anh Kiệt cho thấy tình trạng “tàu ghe ken đặc như trên đường bộ” là do thói quen tùy tiện của con người...

Biển rộng nhưng không thể chạy bừa

Sáng 29/7, PV DĐDN chứng kiến cuộc thương lượng bồi thường của một vụ va chạm giữa tàu đánh cá ST 90459 TS của ngư dân tỉnh Sóc Trăng với xà lan tàu kéo Terus Daya 21 & Marco Polo 368 (Singapore) diễn ra 20 ngày trước. Vụ tai nạn xảy ra lúc 3 g sáng 8/7 tại tọa độ 090 0350” Bắc; 10602550” Đông tại cửa Định An-sông Hậu. Lúc đó trời tối, tài công tàu đánh cá Sóc Trăng chỉ nhìn thấy đèn hiệu trên tàu kéo mà không biết rằng phía sau tàu kéo 500 m còn có xà lan trọng tải 10.000 tấn nên cú va quệt khiến tàu đánh cá vướng dây kéo xà lan suýt chìm. Tuy không có thiệt hại về người, dù 2 thủy thủ bị rơi xuống biển; ngoài ra, ngư cụ, vỏ và máy tàu bị hư hại phải sửa lớn.

Với vai trò trọng tài của Cảng vụ Cần Thơ, cuộc thương lượng bồi thường diễn ra chóng vánh giữa cha con ông Trần Văn Việt (ấp Cảng, xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) với đại diện Hãng bảo hiểm nước ngoài tại TP HCM. Theo đó, phía chủ tàu Singapore đồng ý bồi thường gần như toàn bộ chi phí sửa chữa tàu đánh cá khoảng 230 triệu đồng.
 

Trao đổi với DĐDN, Phó giám đốc Cảng vụ Cần Thơ Võ Minh Tiến, cho biết: Chủ tàu Singapore có thiện chí nên đã gửi tiền cọc bảo lãnh bồi thường trước nên vụ việc (hơn 50% lỗi do tài công tàu đánh cá) được giải quyết nhanh gọn. Tuy nhiên, nếu chiếu theo Luật Hàng hải quốc tế, vụ việc có thời gian thương lượng, tranh tụng tới 2 năm. Nếu để kéo dài, phần bất lợi chắc chắn nghiêng về phía ngư dân VN. Ông Tiến còn cho biết, hiện Cảng vụ Cần Thơ đang thụ lý, điều tra 3 vụ tai nạn khác chưa xong...“Tài công tàu đánh cá của ta chưa “đọc” và hiểu hết các tín hiệu tàu biển là điều cần cảnh báo. Không nắm vững luật đi biển thì khó tránh tai nạn, dù đơn giản. “Biển tuy rộng nhưng không thể chạy bừa, cầm tàu đi biển phải biết cách lưu hành đúng luật” - ông Tiến, nói.

Hồ sơ lưu của Phòng An toàn và Thanh tra Hàng hải (Cảng vụ Cần Thơ) cho thấy: Gần 7 tháng đầu năm 2009 đã xảy ra 21 vụ tai nạn; gồm: 5 vụ tàu biển vướng lưới hàng đáy cá biển; 15 vụ va chạm giữa tàu biển với phương tiện thủy trong và ngoài khu vực cảng; 1 vụ va chạm giữa tàu biển nước ngoài với tàu đánh cá. Và vụ tai nạn 22, ngày 21/7, xà lan tàu kéo ngoại Oceanlec 322/Oceanlink 332 va chạm với xà lan tàu kéo AZ Sunflower/AZ Xiamen chưa kịp cho vào hồ sơ.

Sông Hậu: “ghe tàu lộn xộn hơn đường bộ”
 

Hơn nửa năm qua, hoạt động tạm nhập - tái xuất cát Campuchia đi Singapore tạo nên cảnh nhộn nhịp, lộn xộn cho tuyến Định An-sông Hậu, từ cửa biển kéo dài tới cửa khẩu Vĩnh Xương (An Giang). Thời gian dài trước đó, trên sông Hậu suốt chiều dài từ An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ tình trạng khai thác cát đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Tháng 5/2009, Campuchia đã có lệnh cấm XK cát nhưng xà lan tàu kéo mang quốc tịch nước ngoài vẫn thường xuyên có mặt khá dày trên đoạn sông Hậu từ cảng Cái Cui ngược lên cảng Cần Thơ, cảng Trà Nóc (Cần Thơ) và Mỹ Thới (An Giang). Cát chiếm hơn 80% sản lượng 11,5 triệu tấn hàng hóa thông qua luồng sông Hậu-Định An, trong 6 tháng đầu năm 2009. Mặc dù UBND TP Cần Thơ đã có Công văn số 3705/UBND-KT chỉ đạo: kiên quyết rút giấy phép các trường hợp được cấp phép khai thác cát; trường hợp cố tình vi phạm, lực lượng chức năng cần mạnh dạn tịch thu phương tiện nhưng mọi việc vẫn rất khó kiểm soát.

Chủ một DN ở Cần Thơ, vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân trong vụ va quệt không chỉ làm chìm xà lan 7.000 m3 cát của mình, mà còn đè lên dây và mỏ neo của xà lan tàu kéo Singapore đang neo đậu chờ làm thủ tục xuất bến tại hạ lưu cảng Cần Thơ đã so sánh cảnh tàu bè trên sông Hậu “lộn xộn như đường bộ” và cho rằng lưu thông trên sông Hậu là “rất đáng ngại”.
 

Trung tá Vũ Đức Hưng - Đội xử lý tai nạn, Phòng CSGT đường thủy (CA Cần Thơ) cho biết, mỗi ngày có khoảng 7- 8 xà lan tàu kéo của nước ngoài với tải trọng trên dưới 10.000 tấn/chiếc hiện diện trên đoạn sông Hậu thuộc địa bàn Cần Thơ. Mỗi xà lan tàu kéo “ăn hàng” thu hút từ 15 - 20 xà lan cát neo đậu xung quanh chờ sang mạn cát lên tàu nước ngoài. Cộng với tình trạng khai thác cát “ngoài tầm kiểm soát” đang gây cản trở giao thông rất lớn cho đoạn sông Hậu thuộc TP Cần Thơ.

Và những “điểm đen”

Phó giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa Khu vực IV (tại Cần Thơ) Đào Anh Kiệt “chỉ điểm” một số “điểm đen” giao thông thủy trên địa bàn do Cảng vụ đường thủy IV phụ trách. Đó là khu vực chợ nổi Cái Răng ghe thuyền lộn xộn đã từng xảy ra tai nạn giao thông cho 2 khách du lịch nước ngoài; ngã ba vàm sông Hậu-kinh Cái Sắn (Cần Thơ) luồng cong, hẹp và nhiều bến tàu thuyền không đủ điều kiện vẫn hoạt động; kênh Cái Sắn về Rạch Giá-Kiên Lương có luồng hẹp và thường xuyên bị lấn chiếm, phương tiện giao thông thủy dày đặc và các bến gỗ không phép tại địa bàn TP Long Xuyên (An Giang).

Tuy nhiên, điều đáng nói là đã sắp tới mùa mưa lũ, nếu không siết chặt việc kiểm tra, xử lý các vi phạm, liệu giao thông đương thủy ở ĐBSCL có đảm bảo sự an toàn của hàng vạn sinh mạng gắn liền với sông nước nơi đây?

(Theo Huy Bình // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Cảng nước sâu và cơ hội cho hàng Việt Nam
  • Bất cập trong kinh doanh vận tải hàng không: Khi tài nguyên quốc gia bị “chảy máu”
  • Cảng biển Hiệp Phước TPHCM: Hối hả cho ngày khánh thành
  • Top 15 hãng tàu container
  • Đường đi của một container
  • Đột phá trong tuyến hàng hải từ châu Á tới châu Âu
  • Cảng biển Việt Nam - Bao nhiêu tiền cho hết lạc hậu?
  • Vũ Hán lên kế hoạch cho cảng sông lớn nhất châu Á
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container