Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Đóng mạch” tuyến đường bộ ven biển

Những đoạn đường bộ ven biển hiện nay sẽ được kết nối để trở thành một trục đường ven biển liền mạch, với chiều dài 3.127 km.

 
Tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam

Theo Báo cáo cuối kỳ Dự án Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển vừa được Cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông - Vận tải, tuyến đường bộ ven biển có điểm đầu là cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc, thuộc địa phận xã Bình Ngọc, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và điểm cuối là Cửa khẩu Xà Xía thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Với chiều dài 3.127 km, đi qua tất cả các tỉnh ven biển, đây có thể coi là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam.

Được xác định là trục nội bộ phục vụ phát triển nội vùng của các khu vực ven biển, đơn vị tư vấn lập quy hoạch là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông - vận tải (TEDI) kiến nghị hướng tuyến chủ yếu đi sát bờ biển theo các quốc lộ, các tuyến đường địa phương hiện tại, các tuyến đường bộ ven biển đã xây dựng hoặc đã lập quy hoạch. 

Với hướng tuyến chi tiết do tư vấn lập dự án kiến nghị, tổng chiều dài các đoạn tuyến đã có đường hiện tại là 1.800,86 km, chiếm 59,21%; các đoạn đã có dự án là 257,01 km, chiếm 9,04%; các đoạn đã có quy hoạch là 224,47 km, chiếm 7,38% so tổng chiều dài toàn tuyến đường bộ ven biển. Như vậy, tổng số các đoạn tuyến làm mới và chưa được xác định trong quy hoạch chỉ dài 741,28 km, chiếm 24,37% tổng chiều dài toàn bộ tuyến đường bộ ven biển.

Kết nối các khu kinh tế biển
Do chỉ là tuyến trục nội bộ, quy mô tuyến đường bộ ven biển được xác định tối thiểu là đường cấp IV với 2 làn xe cơ giới, song không nhất thiết phải thống nhất trên toàn tuyến. Tại những đoạn tuyến có lưu lượng xe cao hoặc trùng với các quốc lộ hiện tại, trùng với đường cao tốc, thì quy mô các đoạn tuyến này phải tuân theo các quy hoạch giao thông và quy hoạch mạng đường cao tốc đã được Chính phủ phê duyệt. 

Những đoạn tuyến đi trùng với đường địa phương hiện tại, các tuyến đường địa phương đã được lập quy hoạch hay lập dự án, thì quy mô các đoạn tuyến đó cần được xem xét tuân thủ theo các quy mô đã được hoạch định trong các dự án đó.

Theo tính toán của TEDI, tổng nhu cầu vốn đầu tư của Quy hoạch tuyến đường bộ ven biển được xác định là 27.606,91 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây lắp, chi phí quản lý, các chi phí khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và các khoản dự phòng (các đoạn tuyến đã hoặc đang được đầu tư trong các dự án cụ thể và các đoạn tuyến đã được lập tại các dự án riêng mà nguồn vốn đã được xác định, không tính trong tổng nhu cầu vốn). 

Việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển được phân kỳ thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I (từ nay đến năm 2020) sẽ tập trung xây dựng các đoạn tuyến tại các vùng kinh tế trọng điểm và 15 khu kinh tế ven biển đã được xác định trong Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008. 

Đó là các khu kinh tế: Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông Nam (Nghệ An), Vũng áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiê Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Nam Phú Yên (Phú Yên), Văn Phong (Kháng Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Định An (Trà Vình), Năm Căn (Cà Mau). 

Giai đoạn này xây mới và nâng cấp, cải tạo khoảng 787 km, tổng nhu cầu vốn khoảng 14.475,99 tỷ đồng. Giai đoạn II (sau năm 2020) sẽ xây dựng mới các đoạn chưa có đường để hình thành tuyến đường bộ ven biển trên toàn quốc và nâng cấp, cải tạo các đoạn tuyến theo quy mô đã được xác định trong quy hoạch nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến đường bộ ven biển quốc gia. Giai đoạn này xây mới và cải tạo, nâng cấp khoảng 1.156 km, với tổng nhu cầu vốn khoảng 13.148,92 tỷ đồng.

“Đây là hoạt động khởi đầu cho việc hoàn thiện sớm tuyến đường bộ ven biển đi qua các khu vực kinh tế biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Viêùt Nam đến năm 2020. Quy hoạch chi tiết toàn tuyến đường bộ ven biển là rất cần thiết, được xây dựng nhằm tạo sự thống nhất và phối hợp tốt với các quy hoạch khác của khu vực ven biển tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển”, ông Mai Văn Đức, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam đánh giá.

 

 

(Theo Anh Minh // Báo đầu tư )

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Tạm thời “neo” giá cước
  • Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Bài
  • Cảng Cái Cui sẽ là trung tâm thương vận hàng hải
  • Cảng Vũng Rô sẽ được nâng cấp như thế nào?
  • Sản lượng hàng tại các cảng Trung Quốc tiếp tục giảm
  • Cầu yếu sẽ được thay mới trong vài năm tới
  • Phí vẫn thu nhưng bỏ mặc cầu hỏng
  • Mở tuyến dịch vụ vận chuyển trực tiếp giữa Việt Nam và Tây Nam nước Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container