Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạm thời “neo” giá cước

 

Tới cuối tuần qua, chưa có doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ nào ở phía Bắc điều chỉnh tăng cước theo giá xăng.


Phải mất ít nhất 10 ngày nữa, các doanh nghiệp vận tải mới có thể đồng loạt điều chỉnh giá cước - Ảnh: HOÀI NAM

 Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (Vata) cho biết, hiện chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 50% giá thành vận tải, vì vậy, với việc nhiên nhiệu tăng giá, cước taxi cũng phải tăng khoảng 8%, cước vận tải khách bằng ô tô tăng khoảng 10% mới đủ bù lại. 

“Riêng với vận tải hàng hoá bằng ô tô, do các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá lớn đều đã ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển vớiự thời hạn từ 6 tháng tới 1 năm, nên việc có điều chỉnh giá cước phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa hai bên”, ông Hùng nói.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, tính tới 14h ngày 3/7, vẫn chưa có doanh nghiệp vận tải khách nào tại phía Bắc điều chỉnh giá cước. Trong đó, tại một trong những tuyến vận tải có tần suất hoạt động lớn nhất nước là Hà Nội – Thái Bình, giá vé vẫn được duy trì từ hồi đầu năm 2009 ở mức 50.000 đồng/khách/lượt.

Có 3 lý do khiến việc tăng giá cước vận tải khách bằng đường bộ đang có một độ trễ tương đối sau khi giá xăng, dầu diesel tăng. Thứ nhất, theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 86/2007/TTLT/BTC – BGTVT ngày 18/7/2008 hướng dẫn về mẫu vé xe khách; kê khai giá cước, niêm yết giá cước và kiểm tra thực hiện giá cước vận tải bằng ô tô, các doanh nghiệp vận tải không được phép đột ngột tăng giá cước. 

Theo đó, trước khi điều chỉnh giá vé, đơn vị vận tải có trụ sở (hoặc trụ sở chi nhánh) đóng tại địa phương nào thì thực hiện kê khai, đăng ký giá cước với Sở Tài chính địa phương đó; đồng thời gửi tới Sở Giao thông - Vận tải và Cục Thuế địa phương để phối hợp theo dõi, kiểm tra. Doanh nghiệp phải kê khai giá cước ít nhất 3 ngày trước khi thực hiện. Sau khi đăng ký, kê khai, doanh nghiệp phải tiến hành niêm yết công khai giá cước vận tải tại trụ sở, trên phương tiện vận chuyển và không được thu cao hơn giá cước niêm yết.

Thứ hai, đây đang là cao điểm của mùa thi đại học với lưu lượng hành khách tăng mạnh và tập trung trong khoảng thời gian rất ngắn, nên các doanh nghiệp vận tải vẫn phải trông nhau để điều chỉnh giá vé. Bất kỳ một doanh nghiệp nào tiến hành điều chỉnh giá cước sẽ gặp bất lợi trong cuộc cạnh tranh vào thời điểm này.

Thứ ba, khác với đợt điều chỉnh cước vận tải vào đầu tháng 8/2008, ngoài yếu tố giá nhiên liệu tăng, các doanh nghiệp vận tải không chịu nhiều sức ép phải tăng giá do lãi suất ngân hàng ở mức thấp, giá phụ tùng nhiên liệu thay thế ổn định, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách vẫn chưa phục hồi. Được biết, trên phạm vi toàn quốc, trong tháng 5/2009, sản lượng vận tải hành khách chỉ tăng 0,95% và sản lượng hàng hóa chỉ tăng 1,85% so với tháng 4/2009.

“Phải mất ít nhất 10 ngày nữa, các doanh nghiệp vận tải mới có thể đồng loạt điều chỉnh giá cước. Tùy theo cự ly vận chuyển, mức tăng giá dao động từ 5% đến 10% so với mức giá cũ”, ông Phan Thế Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần Xe khách Thái Bình dự đoán.

Theo các chuyên gia, với tư cách là loại hình vận tải chủ lực, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải hành khách, việc giá cước vận tải đường bộ chỉ tăng từ 5% đến 10% trong khoảng thời gian từ nay đến hết năm sẽ góp phần “neo giá” của tất cả các ngành vận tải khác, bao gồm: đường sông, đường sắt, đường biển và hàng không. Và đây có lẽ là một trong những điểm tích cực hiếm hoi của đợt điều chỉnh giá cước lần này.

Với quan điểm xăng dầu tăng giá tác động trực tiếp đến ngành vận tải, ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải TP.HCM cho biết, theo các hợp đồng vận tải, khi có biến động về giá nhiên liệu, thì các đơn vị vận tải được quyền tăng giá cước. Hiện một số doanh nghiệp đã tự tăng giá cước khi giá xăng dầu tăng. Hiệp hội cũng đang chuẩn bị họp bàn về vấn đề này, nhưng quan điểm chung là không muốn tăng giá cước vận tải vì điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải. 

“Năm 2008, ngành vận tải gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, nhưng tình hình vừa được cải thiện một chút từ 6 tháng đầu năm nay. Giờ xăng dầu lại tăng giá, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp vận tải”, ông Chung nói và cho rằng, cước vận tải là chi phí đầu vào của doanh nghiệp các ngành khác, nên giá xăng tăng chắc chắn sẽ khiến nhiều mặt hàng khác tăng giá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng

 

 

 

 

 

(Theo Anh Minh – Thanh Vũ // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Bài
  • Cảng Cái Cui sẽ là trung tâm thương vận hàng hải
  • Cảng Vũng Rô sẽ được nâng cấp như thế nào?
  • Sản lượng hàng tại các cảng Trung Quốc tiếp tục giảm
  • Cầu yếu sẽ được thay mới trong vài năm tới
  • Phí vẫn thu nhưng bỏ mặc cầu hỏng
  • Mở tuyến dịch vụ vận chuyển trực tiếp giữa Việt Nam và Tây Nam nước Mỹ
  • Kho bãi “trêu ngươi”!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container