Tàu "thất nghiệp" neo đậu ở cảng Singapore hôm 12/5/2009.
Ai đó ngồi trên một con thuyền nhỏ và đi dọc bờ biển Singapore những ngày này sẽ cảm thấy chẳng khác gì một con chuột bò đi rón rén giữa một đàn voi đông đúc.
Đó là nhận định của tác giả Keith Bradsher, trong một bài báo mới đây đăng trên tờ New York Times.
Theo bài báo, một lượng tàu biển nhàn rỗi đông chưa từng thấy đang tập trung ngoài cảng Singapore, nơi vốn là một trong những cảng biển bận rộn nhất trên thế giới. Nguyên nhân khiến những con tàu rơi vào cảnh "ăn không ngồi" rồi này chính là sự xuống dốc của hoạt động thương mại toàn cầu. Kinh tế thế giới đâu đó đang le lói những tín hiệu khởi sắc, nhưng tình hình ở đây thì vẫn còn rất u ám.
“Họa vô đơn chí”
Tác giả Bradsher dẫn số liệu do bộ phận nghiên cứu thị trường vận tải biển Lloyd’s Register-Fairplay Research có trụ sở tại London cung cấp cho hay, hiện đang có 735 con tàu chở hàng đang “ngồi chơi xơi nước” ở cảng Singapore. Con số này khiến các hãng vận tải bỗng chốc lo ngại về khả năng xảy ra va chạm và thất lạc tàu tại eo biển Malacca chia tách giữa Malaysia, Singapore và Indonesia. Eo biển này được xem là một trong những tuyến đường biển sôi động nhất trên thế giới.
Tình trạng "nhàn cư" của đội tàu lớn này chính là tình trạng sụt giảm quá nhanh chóng của thương mại toàn cầu dưới tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Ngày 12/5, Trung Quốc cho hay, xuất khẩu của nước này trong tháng 4 đã giảm 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, số liệu phát đi từ Philippines cho thấy, xuất khẩu tháng 3 của nước này giảm 30,9% so với cùng kỳ. Ở Mỹ, xuất khẩu tháng 3 giảm 2,4%.
“Số liệu thương mại tháng 3 của Mỹ một lần nữa khẳng định những thách thức đang diễn ra trên nền kinh tế toàn cầu”, ông Ron Kirk, đại diện thương mại Mỹ, nhận xét.
Thị trường chứng khoán Phố Wall gần đây đã liên tục khởi sắc, tốc độ sa thải nhân công ở Mỹ đã chậm lại. Nhưng nhiều người làm trong ngành vận tải biển vẫn tỏ ra lo ngại khi chỉ ra rằng, mức độ hiện nay của hoạt động thương mại thế giới cho thấy không nên kỳ vọng vào sự phục hồi sớm của kinh tế toàn cầu. “Nhiều đơn đặt hàng cho mùa bán lẻ năm nay đã được ký kết. So với những năm gần đây, mức đặt hàng năm nay là yếu”, ông Chris Woodward, Phó chủ tịch phụ trách mảng dịch vụ container tại công ty hậu cần Ryder System, nhận xét.
Theo ông Joshua Felman, Phó giám đốc bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tới thời điểm này, người tiêu dùng phương Tây vẫn đang điều chỉnh những khoản thua lỗ trên thị trường cổ phiếu và nhà đất, nên không có tâm trạng chi tiêu trở lại vào những mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu. “Để thương mại phục hồi, nhu cầu phải phục hồi. Rất khó để điều này xảy ra sớm”, ông Felman dự báo.
“Họa vô đơn chí”, các con tàu chở hàng vừa thiếu việc, lại phải chịu sự lao dốc không phanh của cước vận tải.
Chẳng hạn, theo hãng môi giới vận tải H. Clarkson & Company, giá cước chở một chuyến quặng sắt bằng tàu cỡ lớn đã giảm từ mức 300.000 USD mùa hè năm ngoái, xuống còn 10.000 USD vào đầu năm nay. Giá này đã phục hồi lên mức 25.000 USD trong mấy tuần gần đây, và một vài con tàu đã nhổ neo khỏi Singapore. Tuy nhiên, các chủ tàu cho hay, đây chỉ là sự phục hồi tạm thời vì các nhà sản xuất thép Trung Quốc gần đây đẩy mạnh nhập khẩu quặng thép do lo giá sẽ tăng vào tháng tới.
Giá chở một container 40 foot chứa đầy hàng từ miền Nam Trung Quốc tới bắc Âu đã giảm từ 1.400 USD cộng tiền xăng dầu cách đây một năm xuống còn 150 USD vào đầu năm nay. Hiện giá này đã tăng lên 300 USD, nhưng vẫn thấp hơn chi phí dịch vụ thực tế. Vẫn có rất nhiều tàu container trống trơn đậu ngoài cảng Singapore.
Theo ông Neil Dekker, một chuyên gia thuộc công ty tư vấn vận tải biển Drewry Shipping Consultants ở London, năm ngoái, đã có 8 công ty nhỏ chuyên vận tải container đường biển phá sản. Ông dự báo, năm nay có ít nhất một trong số những hãng lớn của ngành này rơi vào cảnh đổ vỡ.
Vì sao chọn Singapore?
Lý do khiến các chủ tàu chọn Singapore để neo đậu tàu nhàn rỗi là do Singapore ít bão, có dịch vụ sửa chữa tàu tuyệt vời và giá xăng rẻ nhờ có nhà máy lọc dầu. Quan trọng hơn, từ nơi này, tàu có thể dễ dàng và nhanh chóng đi tới các cảng châu Á khác trong trường hợp có hàng để chở.
Ngoài Singapore, những con tàu “thất nghiệp” còn đang neo đậu ở các bên khác trên thế giới. Đầu tuần này, tại eo biển Gibralta có 150 con tàu “lười”, còn ở cảng Rotterdam, Hà Lan, có 300 con tàu như vậy.
Trong những lần xuống dốc trước đây của ngành vận tải biển, các con tàu neo đậu hàng tháng trở tại các vịnh hẹp của Na Uy và các khu vực có khí hậu lạnh khác. Tuy nhiên, luật môi trường thắt chặt ở hầu hết các quốc gia ôn đới đã buộc những con tàu nhàn rỗi tới neo đậu ở các cảng biển ở khu vực khí hậu nhiệt đới.
Nhưng lúc này lại nảy sinh những lo ngại về vấn đề an toàn. Các loài thực vật thủy sinh bám dưới thân tàu phát triển nhanh hơn trong nước ấm. “Sẽ hình thành những “vườn treo Babylon” dưới tàu và tốc độ của tàu sẽ giảm hẳn”, ông Tim Huxley, Giám đốc điều hành của hãng vận tải biển Wah Kwong Maritime Transport ở Hồng Kông cho hay.
Theo ông Christopher Pãlsson, tư vấn cao cấp tại Lloyd’s Register-Fairplay Research, số lượng tàu lớn như vậy tập trung ở Singapore là “kỳ cục”. “Có lẽ chưa bao giờ chúng tôi được chứng kiến điều gì tương tự từ đầu những năm 1980 tới nay”, ông nói.
Thập niên 1980 là xuống dốc mạnh mẽ gần đây nhất của lĩnh vực vận tải biển. Từ đó tới nay, đội tàu của thế giới đã tăng gần gấp đôi, nên tải trọng của toàn ngành vận tải biển có thể đã lên tới mức cao nhất từ trước tới nay. Theo Lloyd’s Register-Fairplay Research, tổng tải trọng của số tàu đậu ở Singapore đã lên tới 41 triệu tấn, ngang ngửa với tổng tải trọng của cả đội tàu biển thế giới hồi cuối Chiến tranh Thế giới 1, và chiếm khoảng 4% tổng tải trọng của đội tàu toàn thế giới hiện nay.
Trong 5 năm qua, các công ty đầu tư đã chi hàng tỷ USD để mua tàu cho các hãng vận tải biển thuê. Ông Stephen Fletcher, Giám đốc thương mại của công ty tư vấn vận tải biển AXS Marine có trụ sở ở Paris cho hay, khi hết hạn hợp đồng cho thuê và nhiều con tàu bị trả lại, thua lỗ sẽ gia tăng ở các công ty đầu tư cho thuê tàu và cả những ngân hàng (chủ yếu là ở châu Âu) đã cho những công ty này cho vay tiền.
(Theo KIỀU OANH // Báo vneconomy/Theo New York Times)
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Những con tàu biển hàng nghìn tỉ đồng nằm phơi nắng phơi sương, thậmchí bán rẻ cũng không có người mua. Có trường hợp chủ nợ phải đem tàu đibán sắt vụn để thu hồi được đồng nào hay đồng ấy...
25 công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam - con số khiêm tốn so với hơn 1.000 DN trong nước hoạt động trong lĩnh vực này. Song, số ít DN ngoại này lại nắm giữ phần lớn "miếng bánh" logistics Việt Nam.
“Nguy cơ mất cảng liên doanh vào tay các đối tác nước ngoài để họ chi phối thị trường kinh doanh dịch vụ cảng biển Việt Nam là điều có thể xảy ra.” - ông Tuấn lo lắng.
Thông tin từ Đại sứ quán Pháp, từ ngày 24 - 27/9/2012, 5 doanh nghiệp Pháp sẽ có mặt tại Việt Nam để tham gia Chuyến công tác tìm hiểu ngành cảng biển và logistic do Cơ quan thương mại Ubifrance Việt Nam tổ chức.
Ngày 16-5, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín cùng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chứng kiến lễ khởi công xây dựng Cảng Sài Gòn-Hiệp Phước (giai đoạn 1) tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM. Đây là dự án bắt đầu cho quá trình di dời Cảng Sài Gòn ra khỏi nội thành TPHCM theo quy hoạch di dời hệ thống cảng biển trên sông Sài Gòn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005. Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước giai đoạn 1 rộng gần 54ha. Khu cảng sẽ có 3 cầu cảng dài khoảng 800m, có khả năng thay thế Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội tiếp nhận hàng hóa với sản lượng hàng hóa thông qua hàng năm ước đạt 8,7 triệu tấn.
Ông Trần Văn Lục - Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU) - Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, RPMU đang đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng để nâng cao năng lực vận tải và đảm bảo an toàn chạy tàu.
Làm việc với Tổng công ty Hàng hải VN về dự án đầu tư xây dựng công trình cảng Cái Cui giai đoạn 2 (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) hôm 7-5, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ Nguyễn Tấn Quyên cho biết sẽ tạo mọi điều kiện để Tổng công ty Hàng hải VN triển khai nhanh và có hiệu quả dự án này.
Chiều 11/5, cảng Sài Gòn đã báo cáo tình trạng tàu chờ cầu tăng cao trong thời gian qua do lượng hàng hóa qua cảng khu vực TP.HCM tăng đột biến. Để tránh tàu chờ cầu, đơn vị này đề nghị các doanh nghiệp nên chủ động tìm… cảng khác trong khu vực.
Lượng hàng hoá thông qua cảng Sài Gòn gần đây tăng đột biến, trong khi khả năng tiếp nhận tàu và bốc xếp của cảng lại không đáp ứng được nên khiến thời gian giải phóng tàu chậm, gây quá tải tại cảng.
Bên lề cuộc họp toàn thể Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội kết thúc hôm nay (8-5) tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp cho hay, thời gian tới sẽ huy động các nguồn lực xã hội vào đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời giảm tỷ trọng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực này.
Gần 100 doanh nghiệp vận tải biển ở các tỉnh khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ đã đề nghị được giãn nợ gốc, giảm lãi suất, hỗ trợ lãi suất để đối phó với những khó khăn đang bủa vây.
Mặc dù quý I/2009, sản lượng hàng thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng giảm 9%, nhưng các cảng biển của Hải Phòng lại trong tình trạng quá tải về lượng container đông lạnh, chủ yếu là hàng tạm nhập tái xuất đi Trung Quốc, khiến khả năng cung ứng điện năng để bảo quản hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.