Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tàu chực chờ vào cảng Sài Gòn

 

Lượng hàng hoá thông qua cảng Sài Gòn gần đây tăng đột biến, trong khi khả năng tiếp nhận tàu và bốc xếp của cảng lại không đáp ứng được nên khiến thời gian giải phóng tàu chậm, gây quá tải tại cảng.

 

Tình trạng này cũng đã làm cho không ít chủ hàng đối mặt với khả năng bị chủ cho thuê tàu phạt vì chậm tàu.

 

Lại quá tải hàng hoá tại cảng Sài Gòn

Chiều 11.5, theo Cảng Sài Gòn, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2009, cảng Sài Gòn đã bốc dỡ hơn 6 triệu tấn hàng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2008. Nếu như tình trạng quá tải của năm 2008 diễn ra chủ yếu với các tàu hàng bao, container, sắt thép, thì năm nay xảy ra với các tàu hàng vận chuyển nông sản, thức ăn gia súc... Cụ thể, những tháng đầu năm 2009, hơn 80% hàng đến cảng chủ yếu là khoai mì lát, cát, cám thức ăn gia súc (tăng gấp 4 lần cùng thời điểm năm 2008).

Một cán bộ Phòng Kinh doanh và khai thác - Cảng Sài Gòn cho rằng, đối với các mặt hàng container, sắt thép thời gian bốc xếp giải phóng tàu chỉ 1-3 ngày, tuy nhiên với những hàng như cám, thức ăn gia súc, cát, khoai mì lát lại mất khá nhiều thời gian, vì trang thiết bị xếp dỡ hiện nay có năng suất không cao (bình quân chỉ đạt 300 tấn/máng/ngày) và cần một lượng lớn công nhân... Đặc biệt, khả năng tiếp nhận tàu của cảng Sài Gòn hiện nay cũng có giới hạn (khoảng 25 tàu tại cầu cảng và các bến phao), nên thời gian giải phóng tàu thường kéo dài.

Theo ông Lê Công Minh - TGĐ Cảng Sài Gòn - có thời điểm vào trung tuần tháng tư, lượng tàu đang làm hàng và tàu chờ vào cảng lên đến 50 tàu; còn hiện có 29 tàu đang làm hàng và 13 tàu đang phải chờ, dẫn đến quá tải tại cảng.

Khuyến cáo chủ hàng tìm cảng khác để giải phóng hàng

Theo ông Lê Công Minh - TGĐ Cảng Sài Gòn - để giải quyết tình trạng quá tải tàu và hàng hoá, ngoài việc huy động hết khả năng thuê lao động thiết bị bốc xếp, cảng đưa ra nguyên tắc thứ tự ưu tiên tiếp nhận tàu như: Tàu khách, tàu quân sự, tàu định tuyến, tàu của các chủ hàng có ký hợp đồng dài hạn với cảng, khách hàng truyền thống. Đối với những tàu không đủ phương tiện nhận hàng, cảng kiên quyết yêu cầu tàu dời khỏi cầu cảng, để tiếp nhận tàu khác đang chờ. Đồng thời, cảng cũng khuyến cáo các khách hàng về thời gian tàu buộc phải chờ cầu cảng tại cảng Sài Gòn, để chủ hàng chủ động tìm các cảng khác trong khu vực, tránh chờ đợi và tàu bị phạt.

Cảng Sài Gòn cũng đề nghị các chủ hàng, đại lý liên hệ với các cảng khác trong khu vực (cảng Bến Nghé, Rau Quả, Tân Thuận Đông, Cát Lái...) để được tiếp nhận các tàu hiện còn đang neo đậu chờ cầu bến, góp phần giảm thời gian chờ cầu cảng tại cảng Sài Gòn,
làm hàng.

Theo phản ánh của một số chủ hàng, từ tình trạng quá tải tại cảng đã dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực như muốn tàu được giải phóng nhanh phải chi tiền lót tay, thất thoát hàng hoá.

Ông Lê Công Minh cho biết, cảng sẽ tiếp xúc trực tiếp với chủ hàng, đại lý có tàu chờ nhằm thống nhất phương án tiếp nhận và công khai minh bạch trong sắp xếp thứ tự điều động tàu. Đặc biệt, cảng sẽ cho kiểm tra các thông tin về những tiêu cực trong công tác điều động tiếp nhận tàu cũng như trong khâu xếp dỡ, giao nhận để xử lý nghiêm những trường hợp vòi vĩnh nếu có.

 

(Theo  Báo Lao Động)

 

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Ứ đọng giải phóng tàu, cảng Sài Gòn "xua"... tìm bến khác
  • "Cho tư nhân xây cảng biển để giảm gánh nặng ngân sách"
  • Doanh nghiệp vận tải biển kêu cứu
  • Cảng Hải Phòng quá tải container đông lạnh
  • Doanh nghiệp vận tải biển mong muốn được giúp đỡ về vốn vay để phát triển sản xuất- kinh doanh
  • Doanh nghiệp vận tải hàng hải nỗ lực vượt khó
  • Chính phủ đồng ý di dời 6 cảng, nhà máy trên sông Sài Gòn
  • Khu vực cảng biển Hải Phòng: Tồn đọng lượng lớn hàng công-ten-nơ lạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container