Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng tăng đột biến

Lượng hàng từ Nam Lào theo Hành lang kinh tế Đông Tây xuất khẩu thông qua cảng Đà Nẵng đang có dấu hiệu tăng đột biến, giúp sản lượng hàng hoá qua cảng tăng mạnh trong hai tháng qua.

Là một công nhân đã nhiều năm công tác tại cảng Đà Nẵng, ông Lê Văn Minh, tổ trưởng tổ xếp dỡ số 10 cảng Tiên Sa cho hay: “Đã lâu lắm rồi tôi mới thấy cảng đón nhiều tàu và hàng như trong tháng 4 và 5 năm nay. Để đảm bảo giải phóng tàu nhanh, lãnh đạo đơn vị đã bố trí cho anh em công nhân tăng ca hợp lý nhưng không quá 12 giờ/ngày”.
 

Tàu đang "ăn hàng" tại Cảng Đà Nẵng.


Đơn cử như hôm 17-5, trong khi 7 tàu đang giao nhận hàng tại cảng Tiên Sa thì đã có 10 tàu khác neo sẵn ngoài khơi chờ đến lượt cập bờ. Cùng với lượng tàu tăng, lượng hàng qua cảng cũng tăng. Nếu 3 tháng đầu năm, lượng hàng qua cảng hơn 600.000 tấn, trung bình mỗi tháng hơn 200.000 tấn, thì tháng 4 đã tăng lên gần 300.000 tấn. Dự kiến tháng 5, lượng hàng qua cảng ước đạt 350.000 tấn.

Theo ông Nguyễn Hữu Sia, Phó Tổng Giám đốc Cảng Đà Nẵng, lượng hàng qua cảng tăng là nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ như hỗ trợ lãi suất vay vốn đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu phục hồi sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, chính sách kích cầu nội địa đã giúp các mặt hàng xi măng, sắt thép, phân bón, thức ăn gia súc, lâm sản, lương thực… qua cảng đều có sự tăng trưởng khá. Trong đó, đáng chú ý hàng xuất khẩu gấp hơn 2,8 lần hàng nhập khẩu.

Bên cạnh đó, sự đổi mới về công nghệ, cung cách quản lý, phục vụ và đầu tư lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây đã giúp cảng Đà Nẵng thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Đặc biệt, cảng đã mở rộng thị trường, khơi thêm được nguồn hàng từ Nam Lào, chủ yếu là khoáng sản (cát) và gỗ tròn.

Nếu khối lượng xuất khẩu gỗ tròn qua cảng Đà Nẵng trong 5 tháng đầu năm 2008 chỉ 4.626 tấn và cả năm 2008 chỉ gần 30.000 tấn thì trong 5 tháng đầu năm 2009 đã lên hơn 40.000 tấn, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 135% so với lượng gỗ xuất khẩu của cả năm 2008. Đây là lượng gỗ khai thác từ các tỉnh Nam Lào vận chuyển qua cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) theo tuyến hàng lang kinh tế Đông – Tây đưa về cảng Đà Nẵng xuất khẩu đi các nước.

Theo ông Nguyễn Hữu Sia, tuy lượng tàu và hàng qua cảng tăng đột biến, song do có hệ thống xếp dỡ container hiện đại và kho bãi rộng nên cảng Đà Nẵng vẫn đảm bảo giải phóng tàu nhanh. Để xếp dỡ một tàu 300TEU, cảng chỉ thực hiện trong 6 giờ. Bên cạnh đó, cảng còn đầu tư trang thiết bị giúp khối lượng công việc được thực hiện bằng máy móc tự động và bán tự động đạt trên 85%. Nhờ vậy đã không dẫn tới tình trạng ách tắc tàu và hàng tại cảng.

Với việc lượng hàng qua cảng tăng mạnh trong 2 tháng 4 và 5, dự kiến 5 tháng đầu năm 2009, cảng Đà Nẵng sẽ đạt sản lượng gần 1,150 triệu tấn, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2008. Đây là con số đáng phấn khởi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái như hiện nay. Và nếu tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng như hiện nay thì việc thu hút 2,8 triệu tấn hàng qua cảng trong năm 2009 hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

(Theo Cẩm An // Báo Đà Nẵng)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Doanh nghiệp vận tải biển gồng mình đương đầu với thử thách
  • Xây dựng tổng kho phân phối hàng hóa VDA - Hậu Giang
  • Nguy cơ tồn đọng hàng rời tại Cảng Hải Phòng
  • Cảng Hải Phòng: đối mặt với nguy cơ quá tải
  • Kho ngoại quan – Ngại hay ngán?
  • Đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án nâng cấp vận tải công cộng thành phố Đà Nẵng
  • Qantas Freight bắt đầu dịch vụ chở hàng tại Việt Nam
  • Hàng không làm gì để vượt khó?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container