Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kho bãi “trêu ngươi”!

Đợt kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng kho bãi trên địa bàn quận Bình Tân của ban Kinh tế ngân sách hội đồng Nhân dân TP.HCM (KTNS HĐND TP) ngày 30.6 đã phát hiện nhiều điều “thú vị”. Có diện tích gần 9.000m2, toạ lạc ở vị trí mặt tiền đường Kinh Dương Vương nhưng hai khu đất của tổng công ty Lương thực miền Nam (LTMN) và công ty Sinco (CPSC) được bỏ trống hoặc chỉ sử dụng một phần diện tích.


Những “ông trùm” đất


Minh chứng duy nhất còn sót lại để người ta còn biết được khu đất có diện tích gần 3.000m2 tại số 574 đường Kinh Dương Vương (phường An Lạc, Bình Tân) là của công ty CPSC là tấm pano rách nát, gỉ sét qua năm tháng. Theo những người dân sống xung quanh thì khu đất này đã được rào lại và bỏ trống cả chục năm nay. Cũng đã có nhiều lần người dân thấy công ty đưa xe về động thổ nhưng sau đó lại im bặt.


Một cò đất thấy chúng tôi chụp hình liền chép miệng, “khu đất này nếu tính theo giá thị trường thì sờ vào là bỏng tay các ông ạ. Nó không còn là đất “vàng” mà đã trở thành “kim cương” ở quận này rồi. Tuy nhiên, quan sát của Sài Gòn Tiếp Thị cho thấy, bên trong hàng rào chắn cỏ đã mọc lút đầu người. Hoạt động duy nhất là phòng bảo vệ tạm bợ trước cổng ra vào của khu đất.


Đi ngược về trung tâm quận Bình Tân theo đường Kinh Dương Vương, khu đất có số 289 của tổng công ty LTMN hiện ra với dáng vẻ đồ sộ về quy mô cũng như vị trí. Theo tài liệu mà chúng tôi có được, khu đất này có diện tích tới trên 60.000m2. Trong số đó, LTMN đã bàn giao 1.200m2 cho thành phố theo sự chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, diện tích còn lại LTMN tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, diện tích đất rộng mênh mông trên đang được bỏ trống, cỏ mọc hoặc sử dụng rất lãng phí như cho đựng phế liệu. Quan sát của chúng tôi chiều 30.6 cho thấy, ngay cả những kiốt ở mặt tiền đường Kinh Dương Vương cũng cửa đóng then gài. Mọi sự hoạt động đều im bặt.


“Ẩn danh”


Hai khu đất trên chỉ là điển hình cho những khu đất lãng phí trên địa bàn quận Bình Tân. Lãnh đạo quận này cho biết, trên địa bàn quận hiện có 44 kho bãi; trong đó có ba kho bãi do UBND quận Bình Tân quản lý; 41 kho bãi do thành phố và trung ương quản lý. Những kho bãi đang bỏ trống, chưa sử dụng hết diện tích còn có kho 166 (trên 8.000m2) do công ty dịch vụ Nông nghiệp Sài Gòn quản lý; kho 66 (trên 2.000m2) Kinh Dương Vương do công ty CP vật tư và dịch vụ thành phố quản lý. Đặc biệt, theo lãnh đạo quận này, còn rất nhiều kho bãi khác quận mới xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra xem hiện nay đang được sử dụng ra sao nên hiện tại chưa báo cáo được với ban KTNS HĐND TP (!?).


Trong khi ấy, ông Cao Văn Phận, phó chủ tịch UBND quận Bình Tân lại than thở, những kho bãi đóng trên địa bàn chủ yếu do các đơn vị trung ương và thành phố quản lý nên rất khó cho Bình Tân trong công tác kiểm tra, quản lý. Nghe vậy, ông Nguyễn Minh Hoàng, trưởng ban KTNS HĐND TP bác ngay: “Lãnh đạo quận không thể nói vậy được, vì các đơn vị này muốn làm gì đều phải thông qua quận mà quận nói không biết là sao”. Ông Hoàng nói thẳng, báo cáo của quận Bình Tân thế này là chưa được. Bình Tân phải học quận 8 trong cách làm báo cáo cụ thể. Phải có tập hồ sơ lý lịch của các kho bãi. Bình Tân chật vật mãi mới xin thành phố được 200 tỉ tiền quỹ đất, trong khi chỉ khu đất của Sinco hàng ngàn tỉ lại đang bỏ không!


Ông Lê Văn Trung, đại biểu HĐND thành phố cho biết, có một khoảng hổng trong cơ chế quản lý. Ví dụ ban chỉ đạo 09 cho rằng không thể mời cả 24 quận huyện đi kiểm tra tình hình sử dụng kho bãi của một đơn vị nào đó là không đúng. Không làm được là vì chúng ta chưa có một cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các sở ngành và quận huyện. Theo ông Trung, cần phải có một chương trình ứng dụng IT để quản lý các khu đất “có tiền án” lãng phí trên 24 quận huyện. Chúng ta phải cập nhật thường xuyên thông tin về hiện trạng: được sử dụng làm gì, thu hồi ra sao, sau thu hồi có được sử dụng hiệu quả hay không?

(Theo Tùng Quang // Báo Sài Gòn tiếp thị)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • ĐBSCL: Mở rộng cảng nhưng luồng tàu chưa thông
  • Xây dựng hệ thống cảng biển theo hướng hiện đại
  • Gỡ rối cho DN kinh doanh cảng biển
  • Điều chỉnh quy hoạch xây đường sắt nối đến cảng Cát Lái
  • Phí giờ cao điểm tại các cảng Australia làm các hãng xe tải bất bình
  • Tháng 9: Cảng container trung tâm Sài Gòn đón tàu 50.000 tấn
  • 'K' Line mở chi nhánh tại Nam Phi
  • Bình Định đầu tư 90 tỉ đồng xây cảng Thị Nại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container