Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi động Vân Phong - bước tiến ra biển lớn

Ngày 31-10, tại khu vực Đầm Môn, phía tây bán đảo Hòn Gốm (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, một công trình mang tầm chiến lược quốc gia sẽ được khởi động bằng việc xây dựng hai bến cảng nước sâu, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở đến 9.000 TEU vào làm hàng
 
Đây có thể coi là cú hích quan trọng đầu tiên trong hành trình tiến ra biển lớn, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của cả nước phát triển mạnh mẽ, ghi dấu ấn Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
 
Ưu thế lớn

Dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch chung vào năm 2005 và đươc Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết tháng 7-2007. Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công vào đầu năm 2008, tuy nhiên, do gặp phải một số vướng mắc về chủ đầu tư và môi trường tại khu vực này, đầu năm 2008, Chính phủ đã chỉ đạo hoãn thời điểm khởi công dự án.

Trong Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, vịnh Vân Phong là địa điểm duy nhất được bố trí làm cảng trung chuyển quốc tế, là điểm nhấn trong chiến lược biển quốc gia. Đây là cảng nước sâu số 1 trong khu vực, có lợi thế rất lớn về khả năng tránh bão và gió mùa. Độ sâu luồng vào cảng đạt hơn 22 m, có chỗ tới gần 40m và luôn ổn định, không bị phù sa bồi lấp, cho nên không tốn kém chi phí cho nạo vét luồng cảng. Với ưu thế về độ sâu tự nhiên có sẵn này, xây dựng cảng Vân Phong có thể tiết kiệm hàng tỷ USD. Hiện nay, mớn nước của tàu container lớn nhất cũng chỉ đạt hơn 16 m, độ sâu tự nhiên của Vân Phong thừa sức đón tàu chở dầu hoặc tàu container lớn nhất thế giới cập bến.

Trong khu vực Đầm Môn, tốc độ dòng chảy chỉ khoảng 20-25cm/giây, rất yên tĩnh cho tàu xuống hàng. Cửa vào khu vực này, chỗ hẹp nhất cũng đạt tới 400 m, cho phép các tàu có thể lưu hành hai chiều thuận tiện và an toàn. Khu vực Đầm Môn có diện tích khoảng 35 km2, có thể tạo ra chiều dài cầu cảng khoảng 70 km, đón tàu vào bốc xếp hàng. Khi mở cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế đúng với năng lực, Vân Phong thừa ưu thế cạnh tranh ngay với các cảng container lớn trong khu vực.

Trong tương lai gần, khi xây dựng xong, Vân Phong sẽ trở thành một trong bốn cảng trung chuyển quốc tế mạnh nhất thế giới. Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước và nước ngoài đánh giá, với vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên thuận lợi của vịnh Vân Phong, việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế ở đây sẽ là cú hích quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế - xã hội của nước ta, có tầm ảnh hưởng khu vực và hoạt động hàng hải quốc tế.

Khai thác thế mạnh, phát triển kinh tế biển

Theo quy hoạch phát triển, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong sẽ trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn khởi động sẽ xây dựng hai cầu cảng với tổng chiều dài 690 m, diện tích cảng 41,5 ha đủ sức cho tàu container Post Panamax 9.000 TEU cập cảng, đáp ứng lượng hàng thông qua 1,05 – 2,1 triệu TEU/năm.

Giai đoạn 1 (2010 – 2015) đáp ứng lượng hàng thông qua 1,05 – 2,1 triệu TEU/năm, gồm bốn bến cho tàu container sức chở đến 9.000 TEU và năm bến cho tàu nhỏ, tổng diện tích toàn cảng 118 – 125 ha, tổng chiều dài bến khoảng 1.700 – 2.260 m.

Giai đoạn hai (2020) gồm tám bến cho tàu container sức chở đến 12 nghìn TEU và tám bến cho tàu nhỏ, tổng diện tích toàn cảng 405 ha, tổng chiều dài bến 4.450 – 5.710 m, đáp ứng lượng hàng thông qua 4 – 4,5 triệu TEU/năm.

Giai đoạn sau (giai đoạn tiềm năng), cảng được xây dựng hoàn chỉnh trong khu vực Đầm Môn, tổng diện tích 750 ha, tổng chiều dài bến 11.880 – 12.590 m, gồm 25 bến cho tàu container sức chở đến 15 nghìn TEU và 12 bến cho tàu nhỏ, khả năng hàng hóa thông qua toàn cảng khoảng 14,5 – 17 triệu TEU/năm.

Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Dương Chí Dũng cho biết, trong giai đoạn khởi động, Vinalines được giao nhiệm vụ chủ đầu tư tiểu dự án 1, gồm các hạng mục xây lắp và trang thiết bị trong cảng, hệ thống cấp điện nước. Việc giao cho doanh nghiệp đầu tư một công trình trọng điểm quốc gia - cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên của nước ta, đã chứng tỏ sự tin cậy của Chính phủ vào một mô hình đầu tư mới.

Ngày 31-10 này, hai bến cảng đầu tiên sẽ được khởi công xây dựng, với trang thiết bị bốc xếp, kho bãi, quản lý điều hành, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cảng đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo tiền đề kích thích đầu tư các bến tiếp theo, từng bước hình thành cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

Tổng vốn đầu tư cho hai bến cảng nước sâu này hơn 4.000 tỷ đồng. Công trình do Ban quản lý dự án Hàng hải I (MPMU I) là đại diện chủ đầu tư, Liên danh Công ty Nippon Koei và Công ty cổ phần tư vấn Thiết kế cảng- Kỹ thuật biển làm tư vấn thiết kế, Liên danh Công ty SK Engineering & Construction và Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) chịu trách nhiệm thi công, xây lắp.

Theo dự kiến, năm 2013, công trình hai cầu cảng nước sâu cùng hệ thống kho bãi container tiêu chuẩn quốc tế và các khu dịch vụ liên quan khác sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Để sớm khai thác thế mạnh và đạt hiệu quả ngay từ đầu, Vinalines đã có thỏa thuận hợp tác về nguyên tắc với Hãng tàu Maersk Lines (Đan Mạch), đồng thời xây dựng chiến lược phát triển đội tàu container trong hệ thống vận tải biển toàn cầu. Một chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải tính toán, cầu tàu thứ nhất dự kiến sẽ hoàn thành trong 20 tháng, tuy công suất thiết kế 9.000 TEU nhưng hoàn toàn có thể tiếp nhận tàu container công suất đến 11 nghìn TEU.

Các hạng mục chính của công trình đầu tiên này gồm khu bến cảng, luồng tàu và vũng quay trở cho tàu, đường giao thông ngoài cảng. Diện tích xây dựng cảng 41,5 ha, trong đó phần dưới nước (sẽ san lấp) 22,75 ha, phần trên cạn 13,75 ha.

Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong là dự án phát triển kinh tế biển lớn nhất từ trước đến nay, sẽ trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp và hiện đại hóa vùng đất phía nam thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia có kinh tế biển hùng mạnh và nền công nghiệp tiên tiến vào năm 2020. Trong tương lai, đây hoàn toàn có thể trở thành một khu kinh tế năng động nhất, đủ khả năng cạnh tranh công bằng với các cảng lớn khác trên thế giới.

Quy mô đầu tư giai đoạn khởi động của cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong:

- Khu bến cảng gồm hai bến, có hệ thống kho bãi, nhà xưởng và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tuyến mép bến dài 690 m, độ sâu 18 m, cao trình đỉnh bến 4 m; bãi chứa container (có hàng) diện tích 15,5 ha, gồm 9 dãy, bãi chứa container (rỗng) 1 ha, kho CFS diện tích 4.500 m2,…

- Luồng tàu theo hai tuyến: Lạch Cửa Bé dài hơn 12 km và Lạch Cửa Lớn thông ra vịnh Vân Phòng dài 33,5 km; vũng quay tàu tại vịnh Đầm Môn có đường kính 900 m, độ sâu tự nhiên 19 m, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vận hành tàu container 9.000 TEU có sự hỗ trợ của tàu lai dắt.

- Đường giao thông ngoài cảng nối mạng đường bộ quốc gia, dài khoảng 20 km, chia thành hai đoạn: phía bắc từ QL 1A đến bãi Hòn Ngang, phía nam từ bãi Hòn Ngang trở vào, nằm trong khu vực phi thuế quan,…

(Theo Bao Nhan dan)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Việt Nam có thêm một con tàu dịch vụ dầu khí, trị giá hơn 20 triệu USD
  • Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa
  • Hơn 3,6 tỉ USD đầu tư xây dựng cảng Vân Phong
  • CFS - Hướng đi đầy triển vọng của Cảng Đà Nẵng
  • Nhiều tàu biển bạc tỉ bị “bỏ rơi
  • Cảng Sài Gòn: Không còn tình trạng tàu chờ đợi làm hàng
  • Đề nghị hãng tàu giải phóng hàng tồn tại cảng
  • Cảng nối cảng bên dòng Thị Vải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container