Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa

 
Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng. (Ảnh minh họa: Vũ Văn Đức/TTXVN)

Ngày 15/10/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1601/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của quy hoạch là phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới...

Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.

Theo đó, về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27-30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải biển xa.

Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận đạt khoảng 110-126 triệu tấn vào năm 2015; 215-260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5-2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9-10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020.

Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu) và tàu trọng tải lớn. Đến năm 2010 tổng trọng tải đạt 6-6,5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5-9,5 triệu DWT; đến năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT.

Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam, đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm.

Về công nghiệp tàu thủy, đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộ cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình...

Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại...

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch trên trong thời gian sớm nhất, kết hợp chặt chẽ với quá trình thực hiện Chiến lược biển.

Bộ cũng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển thực hiện kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển vận tải biển; nghiên cứu đề xuất các giải pháp cần thiết để thực hiện quy hoạch có hiệu quả, phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước theo từng giai đoạn./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

Bài thuộc chuyên đề: Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Hơn 3,6 tỉ USD đầu tư xây dựng cảng Vân Phong
  • CFS - Hướng đi đầy triển vọng của Cảng Đà Nẵng
  • Nhiều tàu biển bạc tỉ bị “bỏ rơi
  • Cảng Sài Gòn: Không còn tình trạng tàu chờ đợi làm hàng
  • Đề nghị hãng tàu giải phóng hàng tồn tại cảng
  • Cảng nối cảng bên dòng Thị Vải
  • TP HCM: Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến đến năm 2020
  • An toàn đường thủy: SOS
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container