Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp vận tải hàng hải nỗ lực vượt khó

Năm 2008, mặc dù lợi nhuận sụt giảm đáng kể, thế nhưng các doanh nghiệp vận tải hàng hải hiện vẫn rất lạc quan với những mục tiêu, chiến lược đã được hoạch định của mình và rất tự tin cho rằng sẽ gặt hái thành công trong thời gian tới...

Tiếp tục trẻ hóa đội tàu


Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vừa ký kết hợp đồng nguyên tắc đóng mới 40 tàu biển cho giai đoạn 2009 - 2015. Điều này cho thấy, Vinalines vẫn duy trì chương trình trẻ hóa đội tàu của mình cho dù tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Lãnh đạo Vinalines cho biết, để thực hiện dự án này, tổng công ty đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ cho vay vốn từ nguồn vốn kích cầu đầu tư bảo lãnh. Đồng thời cho phép tổng công ty phát hành trái phiếu quốc tế khi thị trường thuận lợi.

Trên thực tế, đến hết năm 2008, Vinalines đã có một đội tàu bao gồm 145 chiếc (với tổng trọng tải đạt trên 2,5 triệu DWT) và hiện nay, Vinalines cũng đã có kế hoạch phát triển đội tàu để tăng năng lực vận tải lên 2,6 - 3 triệu DWT vào năm 2010, và từ 5 - 7 triệu DWT vào năm 2020. Theo đó, cơ cấu đội tàu sẽ được thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ các tàu chuyên dụng như tàu container, tàu chở dầu và tàu chở hàng rời cỡ lớn, từng bước phấn đấu giảm độ tuổi trung bình của đội tàu xuống dưới 16 năm. Với chiến lược này, Vinalines hy vọng tổng công ty sẽ chiếm được phần lớn thị phần ở thị trường trong nước, đồng thời gia tăng thị phần ở thị trường khu vực và quốc tế.

Cũng với mục tiêu tiếp tục đầu tư trẻ hóa đội tàu, Công ty cổ phần Vận tải và cho thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart) hiện đã xây dựng kế hoạch sản lượng vận chuyển năm 2009 đạt tới 1.844.000 tấn, bằng 102% so với năm 2008.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2008 tổ chức mới đây, ông Huỳnh Hồng Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vitranschart nhận định rằng: Tình hình kinh tế hiện vẫn rất khó khăn, đó là nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu vận tải biển năm 2009 sẽ tiếp tục sụt giảm đáng kể do giá cước vận chuyển thấp. Tuy nhiên, với uy tín thương hiệu và kinh nghiệm của mình trong ngành vận tải biển, Vitranschart vẫn lạc quan tin tưởng sẽ đảm bảo duy trì được sản lượng vận chuyển, luân chuyển trong năm 2009. Và để đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2009, công ty hiện đang tiếp tục duy trì các chuyến vận tải truyền thống, tuyến xa, các tuyến vận tải trực tiếp đến những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như: Thái Lan, Brazil, Argentina, Ấn Độ… Đồng thời từng bước thâm nhập thị trường Bắc Mỹ, Canada, Australia… là những thị trường xuất khẩu ngũ cốc lớn và nhiều tiềm năng của VN.

Để đảm bảo tốt công tác vận chuyển hàng hóa nêu trên, công ty tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư trẻ hóa đội tàu, tăng tải trọng, hệ thống an toàn và chất lượng dịch vụ thông qua việc mua và đóng tàu mới (song song với việc thanh lý tàu cũ hàng năm).

Hiện tại, công ty đang tập trung phát triển đội tàu hàng rời trong chiến lược đến năm 2010 và nhắm đến việc phát triển các tàu container trong tương lai. Theo đó, từ tổng trọng tải đội tàu hiện có 306.100 DWT, trong năm 2009 Vitranschart sẽ nâng tổng trọng tải lên 340.000 DWT với số vốn đầu tư tăng thêm khoảng 20 triệu USD. Bằng kế hoạch này, công ty dự kiến sẽ tiếp tục mua hoặc đóng thêm các tàu mới trong 2 năm tới, nâng tổng tải trọng đội tàu của công ty lên 400.000 DWT vào năm 2010 (với vốn đầu tư dự kiến khoảng 100 triệu USD).

Tăng đầu tư vào hệ thống cảng biển

Theo Vinalines, đầu tư phát triển cảng biển là một mảng hoạt động trọng yếu của tổng công ty. Với việc quản lý và khai thác 5 cảng biển chính tại 5 khu vực kinh tế trọng điểm là Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ, Vinalines đang là đơn vị khai thác cảng hàng đầu VN. Phát huy thế mạnh này, trong thời gian tới Vinalines tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống cảng biển.

Hiện nay, tổng công ty đã xây dựng và đang kêu gọi vốn đầu tư vào các dự án cảng nước sâu như: Đình Vũ, Cái Lân, Vân Phong, Khánh Hoa, Hiệp Phước… Lãnh đạo Vinalines cho biết, khi đi vào hoạt động, các dự án này sẽ giúp tổng công ty đạt mục tiêu sản lượng 55 triệu tấn hàng hóa thông qua (vào năm 2010). Và khi đó hệ thống cảng biển của Vinalines không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn chiếm vị trí cạnh tranh đáng kể trong khu vực.

Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans) cũng rất lạc quan khi đầu tư vào các dự án phát triển dịch vụ cảng biển. Lãnh đạo PV Trans cho biết, tổng công ty đã hoàn tất các thủ tục cần thiết và đã được Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Cảng quốc tế PV Trans.

Hiện tại, PV Trans đang tiếp tục triển khai các thủ tục đầu tư tiếp theo để sớm đưa dự án cảng này vào khai thác, phục vụ cho đội tàu của tổng công ty tại Dung Quất. Tổng công ty cũng tích cực chuẩn bị cho công tác vận tải sản phẩm đầu ra của Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngay trong năm 2009. Theo đó, đội tàu chở khí hóa lỏng LPG gồm 3 chiếc đã được PV Trans tiếp nhận và khai thác hiệu quả phục vụ cho Nhà máy xử lý khí Dinh Cố của PV Gas và các khách hàng nước ngoài như Petronas (Malaysia), Dealim (Hàn Quốc)...

(Theo NGUYỄN THU TUYẾT // ssgp online)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Chính phủ đồng ý di dời 6 cảng, nhà máy trên sông Sài Gòn
  • Khu vực cảng biển Hải Phòng: Tồn đọng lượng lớn hàng công-ten-nơ lạnh
  • Cửa ngõ thứ 2 cho tàu biển vào TP Hồ Chí Minh
  • Thành lập Hiệp hội chủ hàng VN: Đối trọng cần thiết
  • Cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất chính thức tiếp nhận, vận chuyển thiết bị, hàng hóa
  • Phát triển cảng Hải Phòng thành cảng quốc tế loại 1
  • Tuyến xuyên Đại Tây Dương của Maersk bổ sung ghé cảng Mobile
  • Cảng TP HCM: Khổ vì... đường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container