Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp vận tải biển mong muốn được giúp đỡ về vốn vay để phát triển sản xuất- kinh doanh


Sáng 7-5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Hải Phòng tổ chức hội nghị bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam .



Tại hội nghị, các hiệp hội và doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam nêu lên những khó khăn, vướng mắc nhất trong giai đoạn hiện nay là lượng hàng hóa vận chuyển ít, cước vận chuyển giảm, đội ngũ cán bộ, thuyền viên chất lượng còn thiếu nên việc tác nghiệp gặp không ít trục trặc, rủi ro. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp vận tải biển không còn tài sản thế chấp, vì tài sản là tàu nên không vay được tiền để chi cho phí cảng, vật tư, nhiên liệu, lương thuyền viên… buộc phải đỗ tàu kéo dài, thua lỗ dẫn đến nguy cơ phá sản. Khi có chương trình hỗ trợ lãi suất, nhiều doanh nghiệp lại không được vay vì đây là vốn ngắn hạn...

 


Các doanh nghiệp vận tải biển mong muốn được vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án trung và dài hạn; giãn nợ gốc cho vay, có chính sách khuyến khích, ưu tiên và đãi ngộ đào tạo cho học viên ngành hàng hải, cho phép đào tạo nhanh đội ngũ máy trưởng, thuyền trưởng vì đây là lực lượng nòng cốt để phát triển ngành vận tải hàng hải.

 


Phát biển tại hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Văn Dũng cho rằng, trong khi chờ các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ, các doanh nghiệp cần khắc phục khó khăn, giữ vững sản xuất, thực hiện tiết kiệm, bảo dưỡng và duy trì đội tàu để chờ cơ hội mới.

(Theo Báo Hải Phòng)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Doanh nghiệp vận tải hàng hải nỗ lực vượt khó
  • Chính phủ đồng ý di dời 6 cảng, nhà máy trên sông Sài Gòn
  • Khu vực cảng biển Hải Phòng: Tồn đọng lượng lớn hàng công-ten-nơ lạnh
  • Cửa ngõ thứ 2 cho tàu biển vào TP Hồ Chí Minh
  • Thành lập Hiệp hội chủ hàng VN: Đối trọng cần thiết
  • Cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất chính thức tiếp nhận, vận chuyển thiết bị, hàng hóa
  • Phát triển cảng Hải Phòng thành cảng quốc tế loại 1
  • Tuyến xuyên Đại Tây Dương của Maersk bổ sung ghé cảng Mobile
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container