Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: Thiếu giải pháp, thua lỗ kéo dài

Buýt cùng nhau… lỗ

Chỉ tính riêng hai doanh nghiệp hàng đầu trên địa bàn thành phố cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là Công ty Xe khách Sài Gòn và Liên hiệp HTX vận tải thành phố, khoản lỗ từ đầu năm đến nay đã ngót 40 tỷ đồng. Nặng nề nhất là Liên hiệp HTX vận tải thành phố - đơn vị có số lượng xe nhiều thứ nhì trên toàn địa bàn với hơn 1.000 đầu xe buýt.

Giải quyết tốt vấn đề trợ giá - một trong những yếu tố để hệ thống xe buýt tại TP Hồ Chí Minh phát triển bền vững.

Tổng Giám đốc Phùng Đăng Hải cho biết, suốt từ đầu năm đến trung tuần tháng 11, khoản thâm thủng đã trên dưới 20 tỷ đồng. Trong khi đó cũng cùng thời kỳ này, đơn vị quốc doanh duy nhất hoạt động dịch vụ buýt là Công ty Xe khách Sài Gòn cũng bị lỗ hơn một chục tỷ đồng ! Thua lỗ cũng là "điệp khúc" tại Công ty Liên doanh buýt Saigon Star… Tổng Giám đốc Phùng Đăng Hải than rằng, chính vì tình trạng thua lỗ kéo dài, hơn 1.000 xe buýt đang "ăn" vào khấu hao của xe; dù vậy vẫn chưa biết sẽ cầm cự được thêm bao lâu nữa. Vì vậy Liên hiệp đã phải xin cắt giảm 5% số tuyến nhằm giảm... lỗ; còn Công ty Xe khách Sài Gòn phải "ứng biến" bằng cách kinh doanh thêm các dịch vụ vận tải khác để tạo nguồn thu duy trì hoạt động xe buýt.

Theo các chuyên gia, tình trạng này có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những bất cập tự thân của loại hình dịch vụ xe buýt và sự lạc hậu một cách kỳ lạ của khoản trợ giá. Thống kê cho thấy, toàn TP hiện có 29 đơn vị vận tải hoạt động dịch vụ xe buýt, gồm một đơn vị quốc doanh, một liên doanh, một công ty TNHH và 26 HTX. Với số lượng áp đảo, các HTX vận tải xe buýt cũng là thành phần chiếm áp đảo về luồng tuyến - chiếm khoảng 67% luồng tuyến, về số lượng xe - khoảng 73% và về sản lượng vận chuyển - chiếm 69%. Thế nhưng mạng lưới xe buýt thành phố hiện vẫn còn nhiều bất cập, như không có đường vành đai, còn các đường nhánh và đường trục quá ít lại không nối kết được với nhau một cách liên hoàn. Đã vậy, nhà xe luôn đối diện với nguy cơ không bảo đảm thời gian lộ trình do nạn kẹt xe ùn tắc trầm trọng trên diện rộng…

"Chết" vì trợ giá

Theo đánh giá của những người trong cuộc, lực lượng xe buýt cho đến nay vẫn đang hoạt động theo mức trợ giá của năm… 2003! Tuy lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước đã được điều chỉnh nhiều lần, nhưng lương tài xế, nhân viên trong ngành xe buýt thì… "vũ như cẩn". Các loại vật tư đều tăng gấp 3 lần so với cách đây 6 năm, nhưng mức trợ giá lại thiếu sự cập nhật. Một "nhức nhối" khác cũng liên quan đến trợ giá đó là việc sa đà vào sử dụng vé tập khi chưa hoàn thiện về quy chế, chính sách. Chính xác mà nói, bản thân vé tập tháng - vé tập năm không có "lỗi", nhưng mấu chốt là ở cách triển khai thực hiện, vốn dĩ đang đổ phần thiệt thòi về cho những người làm nghề vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Bởi vì theo cung cách thực hiện hiện nay, nhằm kích cầu người dân sử dụng xe buýt nhiều hơn, thành phố đang áp dụng "chiêu" mua vé tập tháng, vé tập năm thì người mua chỉ phải trả 1.050 đồng/vé nếu là sinh viên và 1.500 đồng/vé đối với các diện hành khách khác trong khi đơn giá sử dụng vé lượt hiện hành là 3.000 đồng/lượt. Hằng tháng khi "nhà xe" đem số cuống vé về Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC thành phố thì lại chỉ được "duyệt" quyết toán đúng bằng giá vé bán ra (!?). Với cách làm này, thực tế không phải Nhà nước mà chính các "nhà xe" đã ngày ngày phải bỏ tiền túi ra trợ giá cho người đi xe buýt.

Rõ ràng vấn đề của ngành giao thông vận tải lẫn của chính quyền TP Hồ Chí Minh là phải nhanh chóng tìm ra giải pháp thỏa đáng cho vấn đề trợ giá, nếu không muốn để xảy ra tình trạng nguồn nhân lực trong hoạt động xe buýt bỏ của chạy lấy người, "đào thoát" sang ngành nghề khác và quan trọng hơn nếu thành phố muốn vực dậy, phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong tương lai dài lâu. Sự kiện cách đây chưa lâu, thành phố công bố rộng rãi việc đưa ra đấu thầu giành quyền khai thác một số luồng tuyến buýt như tuyến Bến Thành - Tân Sơn Nhất, Ngã tư Ga - Khu chế xuất Tân Thuận, Văn Thánh - Cát Lái… nhưng tuyệt nhiên không có doanh nghiệp nào ghi tên tham dự đấu thầu, cuối cùng phải miễn cưỡng giao các tuyến buýt ấy cho chính những đơn vị đã khai thác trước đó. Bài học này vẫn nóng hổi tính thời sự và là điều cần phải ngẫm nghĩ.

(Theo Hải Yến // Hanoimoi Online)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Hiệp hội vận tải ôtô VN : Kiến nghị quản lý chặt hệ thống trạm thu phí
  • Việt Nam ưu tiên phát triển hàng không, cảng nước sâu
  • PTSC sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 Cảng Hòn La
  • Cảng và Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi : Ðầu tư lớn, hiệu quả thấp
  • Quảng Ngãi sẽ có cảng biển siêu sâu
  • Vận chuyển khách đường hàng không giảm kỷ lục
  • Bất cập trong kinh doanh vận tải hàng không: Những chuyện rắc rối xung quanh Jetstar Pacific
  • Đầu tư hơn 110 tỷ đồng mở rộng cảng Hòn La
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container