Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả: Chất lượng tạo thương hiệu

Trung tâm điều hành Nhà máy Xi măng Cẩm Phả

Với công suất thiết kế 2.300.000 tấn xi măng PCB40/năm, dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay được cung ứng bởi các tập đoàn công nghiệp nổi tiếng như Nhật Bản, Pháp, CHLB Đức, Thụy Sĩ… Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, thương hiệu xi măng Cẩm Phả nhanh chóng được thị trường đón nhận và có mặt ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước, sản phẩm được các tổ chức trong nước và quốc tế kiểm định và đánh giá cao về chất lượng.

 Ông Hoàng Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả cho biết, đối với Xi măng Cẩm Phả, chất lượng của mỗi sản phẩm, chất lượng môi trường và trách nhiệm xã hội là những nền tảng cơ bản để bảo vệ sự thành công lâu dài cho thương hiệu của mình.

Đầu tư công nghệ

Hiện tại, nhà máy Xi măng Cẩm Phả là nhà máy sản xuất xi măng có công nghệ hiện đại vào bậc nhất VN. Xi măng được sản xuất bằng công nghệ lò quay, phương pháp khô của Nhật Bản, có hệ thống lọc bụi tĩnh điện vừa tận thu được sản phẩm, vừa không phát tán bụi ra môi trường. Dây chuyền sản xuất được tự động hóa cao, từ công đoạn nhập nguyên, nhiên vật liệu cho tới việc xuất sản phẩm, đều bằng hệ thống băng tải kín. Toàn bộ thiết bị, dây chuyền của nhà máy được các hãng nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất thiết bị xi măng trên thế giới thiết kế, chế tạo và cung ứng như: Kawasaki, Taiheyo (Nhật Bản), Fam, Haver & Boecker, Loseche, Siemens (Đức), FCB (Pháp), ABB (Thụy Sỹ).

Ngay khi hoạt động, Cty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 và hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004. Dây chuyền sản xuất xi măng Cẩm Phả cũng được thiết kế đảm bảo các chỉ tiêu môi trường tốt nhất hiện nay của thế giới về chất thải công nghiệp, độ ồn và nồng độ bụi theo TCVN 5939 – 1995. Nước thải công nghiệp và sinh hoạt của nhà máy được xử lý qua hệ thống khuấy, trộn, lắng, lọc, tách bùn và khử trùng theo TCVN 5945 - 1995… Chỉ sau hơn một năm hoạt động, các sản phẩm của Xi măng Cẩm Phả không chỉ đến với các công trình trong nước như: Keangnam Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội, Khách sạn Charmvit Hà Nội, Trung tâm thương mại của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, sân bay Cần Thơ, thủy điện Buôn Kuốp, thủy điện Đak Til, cầu Thủ Thiêm, cảng Cái Mép - Thị Vải… mà thương hiệu xi măng Cẩm Phả đã tiên phong xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và đã trở thành một sự kiện đánh dấu bước ngoặt của ngành sản xuất xi măng VN.

Bắt đầu vận hành từ tháng 4/2008, đến nay công suất của nhà máy đã đạt 95% công suất thiết kế. Sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt 2,1 triệu tấn, clinker đạt 1,8 triệu tấn. sản phẩm tại nhà máy sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy với doanh thu trong năm đầu tiên đi vào hoạt động là 2.300 tỷ đồng.

Đẩy mạnh sử dụng nguyên nhiên liệu trong nước  

Ông Hoàng Anh Tuấn nhận định rằng, sử dụng hàng trong nước không chỉ giúp Cty tiết kiệm được chi phí trong việc thay thế, sửa chữa máy móc mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy lùi tình trạng suy giảm kinh tế của đất nước. Thực tế cho thấy, trong năm 2009 chỉ riêng tại Chi nhánh phía Nam của Cty Xi măng Cẩm Phả, nhờ sử dụng hàng gia công chế tạo trong nước đã tiết kiệm cho Cty 23 tỷ đồng so với chi phí dùng hàng nhập ngoại. Theo ông Tuấn, để thúc đẩy phong trào “Người VN dùng hàng VN”, trước hết chúng tôi sẽ tập trung sự hưởng ứng trong sản xuất kinh doanh tại các phòng ban/phân xưởng như tăng tỷ lệ sử dụng hàng nội địa, sử dụng hàng gia công chế tạo và nguyên nhiên liệu trong nước. Từ đó khuyến khích, vận động CBCNV ưu tiên lựa chọn hàng VN, để họ có sự tự hào khi sử dụng chính sản phẩm do các DN VN sản xuất. Đối với khách hàng, Cty cũng đưa ra các chương trình đãi ngộ để họ yên tâm với việc sử dụng sản phẩm của Xi măng Cẩm Phả như một thương hiệu được khẳng định bởi chất lượng và uy tín của mình.

(Theo Hoàng Oanh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Thị trường xi măng: Thừa Bắc, thiếu Nam
  • Giá xi măng sẽ tăng nhẹ
  • Giá bán xi măng ổn định trong cả nước
  • Ngành gỗ gặp khó về nguyên liệu và thị trường
  • Sức ép tăng giá vật liệu xây dựng
  • Xi măng đối mặt khả năng tăng giá
  • Sơn chống nóng: Vào mùa
  • Chủ đầu tư “tất bật” với bài toán giá vật liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container