Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chủ đầu tư “tất bật” với bài toán giá vật liệu

 Việc tăng giá điện, xăng… thời gian qua đã khiến cho giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng (VLXD) rục rịch tăng theo, khiến nhà thầu, chủ đầu tư tất bật tìm cách đối phó.

Thép tăng, xi măng "rục rịch"


Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện nay giá thép xây dựng ở mức 13,2 triệu đồng/tấn, các loại thép khác ở mức 12,5 - 12,7 triệu đồng/tấn. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất đều tăng như giá điện, xăng tăng, giá phế liệu tăng từ 15 - 20 USD/tấn, tỷ giá VND/USD điều chỉnh tăng khiến giá thép tăng lên mức cao nhất, khoảng 10%.

Ông Cường cho biết thêm, lượng thép tiêu thụ của cả nước từ đầu năm đến nay đạt khoảng 600.000 tấn, riêng trong tháng 2 tiêu thụ giảm hơn so với các tháng trước, đạt khoảng 250.000 - 300.000 tấn. "Sức tiêu thụ từ nay đến tháng 5 sẽ tăng mạnh, sau đó sẽ giảm vào mùa mưa và tăng trở lại vào quý III", ông Cường nhận định.

Tại TP. HCM, bảng giá thép đã bắt đầu thay đổi từ giữa tháng 2/2010. Theo bảng báo giá này, các loại thép cuộn loại phi 6 ở mức 11,81 triệu đồng/tấn (chưa VAT); thanh trơn phi 10 có giá 12,34 triệu đồng/tấn; so với các loại thép tương ứng thời điểm giữa tháng 1/2010 thì phi 6 chỉ có giá 11,62 triệu đồng/tấn và thanh trơn có giá 12,19 triệu đồng/tấn. Nhiều chuyên gia nhận định, giá thép sẽ còn tăng nhưng theo lộ trình tăng dần dần, bởi từ sau Tết Canh Dần đến nay sức tiêu thụ thép đã có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại.

Cùng trong chiều hướng tăng giá, nhưng nhiều mặt hàng như xi măng, gạch, ngói xây dựng... vẫn đang chờ thị trường để quyết định giá cả. Trong đó, xi măng là mặt hàng đang chịu áp lực về tăng giá nhiều nhất, nhưng do việc cạnh tranh của thị trường này đang diễn ra khá mạnh, nên nhiều nhà sản xuất xi măng vẫn đang xem xét thời điểm thích hợp cho việc tăng giá. Theo các chuyên gia, thông thường thì các mặt hàng này muốn tăng giá còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cung - cầu trên thị trường.

Nguy cơ hiện hữu


Ông Lê Chí Hiếu, Tổng giám đốc CTCP Phát triển nhà Thủ Đức  cho rằng, trong tình hình thị trường bất động sản vẫn đang trầm lắng như hiện nay, việc tăng giá bán sản phẩm các căn hộ chung cư sẽ khó được chấp nhận, buộc DN phải tìm những biện pháp khác để bù đắp cho việc nguyên liệu thép và VLXD tăng giá. Vì vậy, DN phải tự tìm ra đáp áp tối ưu cho bài toán giá đầu vào tăng mà không tăng giá đầu ra, rà soát kỹ các danh mục nên tiết giảm, các hạng mục tạo nên thành phẩm. Để hạn chế tăng giá thành sản phẩm, DN phải kiểm soát được chi phí đầu vào và phải quản lý chặt chẽ các loại nguyên vật liệu, cách thức tổ chức thi công hiệu quả và đúng tiến độ, mời thầu công khai minh bạch. Ngoài ra, ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cũng phải biết cách kiểm soát chi phí đất đai, chi phí quản lý; tinh giản bộ máy làm việc...

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, nhận định: "Việc tăng giá nguyên vật liệu là cơ hội để các DN cạnh tranh lành mạnh, khi cùng đưa ra sản phẩm trên thị trường nhưng DN nào đáp ứng được mức giá phù hợp hơn thì DN đó sẽ thắng, DN nào đầu tư sai, tính toán không chính xác sẽ giảm lãi suất hoặc bù lỗ".

Tuy nhiên, dù có tính đến bài toán tiết giảm chi phí đến đâu thì nguy cơ tăng giá của các sản phẩm bất động sản vẫn đang hiện hữu. Tại Hà Nội, mới đây, Khu chung cư CT2 tại khu đô thị Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội) đã bất ngờ thông báo tăng giá bán lên tới 12% giá trị căn hộ, dù khách hàng đã nộp tiền mua tới 95% giá trị hợp đồng.

Theo một khách hàng đã đặt mua căn hộ tại đây, hợp đồng dự án được ký kết với khách hàng vào cuối tháng 12/2007, giao nhà vào khoảng quý II năm nay với giá 6,52 triệu đồng/m2 sàn xây dựng, nhưng Công ty đã đơn phương tăng giá bán tới 782.400 đồng/m2.

Giải thích cho việc điều chỉnh tăng giá bán này, chủ đầu tư dự án là CTCP Sông Đà 6 cho hay, dự án tăng giá bán chủ yếu do giá thành nguyên vật liệu tăng cao, chẳng hạn giá thép có lúc lên tới 18.000 đồng/kg, tăng hơn 20% so với thời điểm ký hợp đồng bán căn hộ với khách hàng.

Tương tự, lãnh đạo một số DN đang thực hiện thi công công trình chung cư, nhà cho sinh viên, nhà thu nhập thấp... ở Hà Nội và TP. HCM cũng cho biết, đang tính toán xem sự tăng giá của các nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm, sau đó sẽ có quyết định điều chỉnh giá.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Ưu đãi cho DN đầu tư sản xuất VLXD không nung
  • Doanh nghiệp xi măng bàn chuyện tăng giá
  • Xi măng sẽ tăng giá
  • Kính cường lực Eurowindow: an toàn và bền vững
  • Thị trường Trung Đông - Hướng đi mới cho ngành vật liệu xây dựng
  • Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng không nung
  • Nhiều doanh nghiệp ngành xi măng nỗ lực tìm đầu ra
  • Ngành công nghiệp xi - măng Thanh Hóa mở hướng xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container