Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp xi măng bàn chuyện tăng giá

Với việc tăng giá điện, than, xăng dầu, bao bì, mỗi tấn xi măng sản xuất ra sẽ bị đội thêm từ 100.000 đến 120.000 đồng - tinkinhte.com
Với việc tăng giá điện, than, xăng dầu, bao bì, mỗi tấn xi măng sản xuất ra sẽ bị đội thêm từ 100.000 đến 120.000 đồng
Trước sức ép của việc tăng giá nguyên liệu đầu vào tác động đến giá thành sản xuất, sắp tới, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp, để thảo luận về thị trường và bàn chuyện tăng giá bán xi măng.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Chánh văn phòng Vicem cho hay, cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp trong Vicem chủ yếu nhằm đánh giá về các đối thủ cạnh tranh cũng như thị phần của Vicem trên thị trường, qua đó đưa ra các giải pháp cạnh tranh nhằm duy trì và củng cố thị phần xi măng của Vicem trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đơn vị ngày càng gay gắt.

Theo ông Tùng, hiện tại, Vicem chưa đưa ra quyết định tăng giá. “Nếu quyết định tăng giá thì đại diện các doanh nghiệp và lãnh đạo Vicem phải tính toán kỹ lưỡng và khoa học để đưa ra mức giá phù hợp. Đặc biệt, sẽ không có chuyện doanh nghiệp thuộc Vicem tự ý tăng giá khi chưa có phương án tăng giá thống nhất và được sự chỉ đạo của Vicem”, ông Tùng khẳng định.

Tính toán của ngành xi măng cho thấy, với việc tăng giá điện, than, xăng dầu, bao bì, mỗi tấn xi măng sản xuất ra sẽ bị đội thêm từ 100.000 đến 120.000 đồng. Trong bối cảnh đó, rất nhiều doanh nghiệp thuộc Vicem đang đau đầu về bài toán cân đối tài chính, cũng như nhấp nhổm muốn tăng giá bán sản phẩm.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lo lắng rằng, việc tăng giá ít nhiều sẽ tác động đến tiêu thụ và cạnh tranh của chính doanh nghiệp. Ông Lương Quang Khải, Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn cho biết, chi phí đầu vào tăng mạnh từ năm 2009 khiến việc sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp này hết sức căng thẳng.

“Chúng tôi đang không đảm bảo được kế hoạch cân đối về tài chính do chi phí sản xuất tăng quá cao. Nếu không tăng giá bán thì lỗ, nhưng nếu tăng thì khả năng bị giảm thị phần, giảm sức cạnh tranh là rất lớn”, ông Khải lo ngại và cho biết, do giá than đã tăng hơn 60%, nên cuối năm 2009, xi măng Bút Sơn đã điều chỉnh giá bán thêm 30.000 đồng/tấn, nhưng tiêu thụ xi măng của Bút Sơn trong tháng 2/2010 giảm 30% so với cùng kỳ.

Theo ông Khải, nếu Vicem quyết định tăng giá trong thời gian tới, thì sẽ giúp doanh nghiệp đỡ căng thẳng do bù đắp được một phần chi phí sản xuất tăng. Tuy nhiên, khi đó, các doanh nghiệp sẽ vấp phải sự cạnh tranh mới do một số đơn vị có những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh để đẩy mạnh bán hàng.

Những băn khoăn của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước về tiêu thụ và cạnh tranh thời kỳ hậu tăng giá không phải là điều khó hiểu, bởi năm 2010, sức cạnh tranh trên thị trường xi măng gay gắt hơn do đây là năm đầu tiên sản lượng xi măng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ và dự kiến còn dư thêm một phần cho xuất khẩu.

Mặc dù chỉ chiếm 40% thị phần xi măng trên cả nước, nhưng Vicem là đơn vị sở hữu các thương hiệu xi măng uy tín như Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hà Tiên. Những năm qua, các doanh nghiệp thuộc Vicem đã thực hiện khá tốt chủ trương bình ổn giá.

Theo ông Khải, doanh nghiệp trong Vicem phải xác định được phân khúc thị trường, lấy uy tín, chất lượng sản phẩm để tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần. Còn ông Tùng cho rằng, Vicem có thế mạnh riêng, có cả một hệ thống, nhiều nhà máy đã khấu hao xong, thương hiệu xi măng của các doanh nghiệp đã được khẳng định từ nhiều năm trong tâm trí khách hàng, đó là căn cứ để doanh nghiệp cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Xi măng sẽ tăng giá
  • Kính cường lực Eurowindow: an toàn và bền vững
  • Thị trường Trung Đông - Hướng đi mới cho ngành vật liệu xây dựng
  • Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng không nung
  • Nhiều doanh nghiệp ngành xi măng nỗ lực tìm đầu ra
  • Ngành công nghiệp xi - măng Thanh Hóa mở hướng xuất khẩu
  • Năm 2010: Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn xi măng
  • Đầu tư công nghệ để thúc đẩy phát triển ngành gốm sứ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container