Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gốm sứ vệ sinh: Mảnh đất màu mỡ

Sản xuất lavabo tại Cty Viglacera Thanh Trì, Hà Nội

Sản xuất lavabo tại Cty Viglacera Thanh Trì, Hà Nội

Thị trường BĐS ấm lại kéo theo thị trường sứ vệ sinh cũng sôi động. Thế mạnh của sứ vệ sinh tráng men là nhẹ, pha tạo được nhiều sắc màu, mẫu mã và giá tương đối rẻ so với hàng nhập ngoại cũng như so với các chất liệu khác.

Đặc điểm của sứ vệ sinh là dễ lau chùi và mẫu mã không thua hàng ngoại nhập, biết phối màu và bố trí thì phòng cũng sang trọng không kém các chất liệu đắt tiền khác. Chính vì vậy mảng đất cho thị trường này dường như còn rất hấp dẫn.

Thị trường nội hấp dẫn

Một sản phẩm sứ vệ sinh đạt tiêu chuẩn yêu cầu phải đáp ứng các yếu tố sau: Men phủ phải láng bóng và đều khắp trên bề mặt chính của sản phẩm. Bề mặt khuất không cần phủ men toàn bộ, nhưng không nhìn thấy được các phần không phủ men khi lắp vào vị trí sử dụng. Các đường gờ và cạnh của sản phẩm không bị mỏng men. Không cho phép có các vết nứt lạnh và nứt mộc trên sản phẩm trong mọi trường hợp. Các khuyết tật như vết màu, tạp chất, lỗ châm kim... có kích thước nhỏ hơn và bằng 0,2 mm mà không tập trung thì được bỏ qua và không bị coi như là khuyết tật.

Tình hình sản xuất của ngành gốm sứ xây dựng của VN khoảng 7 năm trở lại đây phát triển mạnh. Theo nghiên cứu của Hiệp hội gốm sứ VN trong giai đoạn từ năm 2000-2005, sự tăng trưởng của thị trường vật liệu xây dựng trong nước ở mức đạt khoảng 10%/năm; đặc biệt 2 năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ của thị trường đã tăng lên mức 20%/năm. Trong năm 2007, gốm sứ xây dựng đã có những bước phát triển vượt bậc cả về mặt sản xuất lẫn thị trường tiêu thụ. Mức tiêu thụ sản phẩm trong năm nay của thị trường nội địa khoảng 180 triệu m2 gạch ốp lát ceramic và gạch granite (tăng 35 triệu m2 so với năm 2006), hơn 9 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, tăng hơn 500 sản phẩm.

Thị trường gốm sứ vệ sinh giờ đây khiến cho khách hàng không khỏi ngạc nhiên. Kiểu dáng đẹp, đa dạng, có thêm tiện ích như có bộ điều khiển kèm theo, nắp cầu tự động mở, tự động phát sáng giúp dễ sử dụng về đêm. Ngoài ra, tự động xả nước tùy nhu cầu, có bộ phận phụ rửa bằng nước ấm với các chức năng cho nam hay nữ... Để sứ càng sạch càng hợp vệ sinh, nhà sản xuất đã phủ cho bề mặt sành sứ một lớp men nhẵn và láng.

Lớp này ngăn không cho chất bẩn, vi khuẩn hay nấm mốc bám vào bề mặt. Khả năng tác động kép của lớp men giúp cho bề mặt trơn nhẵn kết hợp với lớp bảo vệ ion hóa. Một số sản phẩm được ứng dụng “men chống bám bẩn” phủ lên bằng phương pháp tạo ra các ly tử cực nhỏ lấp đầy những mao mạch li ti để hình thành bề mặt thật láng nhẵn, không còn điều kiện cho bẩn bám vào.

Ngoài kiểu dáng đẹp, sứ vệ sinh còn có nhiều tính năng mới. Với loại cũ, nắp bồn cầu khi đậy lại, nếu không nhẹ tay sẽ phát tiếng ồn. Loại mới, chỉ một cái hất tay, nắp sẽ rơi xuống từ từ, không vang tiếng động, nhờ hệ thống lò xo định vị bên trong bản lề nắp. Ngoài ra, bộ phận xả nước, linh kiện trên các thiết bị vệ sinh thường bị hỏng, lão hóa do tiếp xúc thường xuyên với nước nên được nhập ngoại.

Vươn ra xuất khẩu

Hiện cả nước có khoảng 500 dây chuyền sản xuất gạch, ngói bằng công nghệ tuynen. Đây là công nghệ được xem là tiên tiến nhất trong ngành sản xuất gốm sứ hiện nay của VN, giúp DN tiết kiệm được nguyên liệu sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hơn một nửa sản phẩm gạch, ngói tiêu thụ trên thị trường cả nước đã được sản xuất từ dây chuyền lò nung tuynen.

Ngoài thị trường trong nước, các sản phẩm ngành gốm sứ xây dựng VN đã xuất vào một số thị trường trên thế giới. Hiện sản phẩm gạch ốp lát và sứ vệ sinh VN đang được xuất vào thị trường của 42 quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan, Australia, Nga, Mỹ...

Lợi thế lớn nhất của các ngành sản xuất gốm sứ VN là chủ động được nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực dồi dào và VN nay đã là thành viên của WTO nên thị trường giao thương đã được mở rộng. Vì vậy, Hiệp hội gốm sứ xây dựng cho rằng các DN cần đẩy mạnh song song với việc tận dụng những lợi thế và kết hợp với việc cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Chủ động được nguồn nguyên liệu là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Với đặc điểm ấy, hiện nay, các cơ sở sản xuất gốm, sứ xây dựng đang tập trung tại các địa phương có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu như tại phía Bắc có Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên; ở phía Nam tập trung tại Bình Dương, Đồng Nai và trong tương lai chuyển về một khu vực mới là Bà Rịa - Vũng Tàu.

(Theo Hải Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Dự báo giá thép, xi măng sẽ tăng sau tháng 10
  • Doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng kêu cứu
  • Thừa xi măng: Các doanh nghiệp cần lên kế hoạch tính toán lại
  • Nigeria ngừng nhập khẩu xi măng đóng bao
  • Việt Nam sẽ trong “top” 10 quốc gia có sản lượng xi măng lớn nhất thế giới
  • Inđônêxia sẽ trở thành nước nhập khẩu xi măng ròng vào năm 2011
  • Vật liệu xây dựng có nguy cơ khủng hoảng thừa cần đẩy mạnh xuất khẩu
  • Việt Nam có nguy cơ thừa xi măng cần phải tính đến xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container