Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường VLXD: hàng nội yếu thế trước hàng Trung Quốc giá rẻ

Tại các cửa hàng VLXD trên địa bàn TPHCM hiện nay, hàng TQ rất nhiều, trong đó nhiều nhất là gạch lót nền, ốp tường (chủ yếu là gạch granite), đèn trang trí, các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, bồn tắm, vòi nước và hàng loạt phụ kiện khác...Do tiêu thụ mạnh nên không ít cửa hàng VLXD và trang trí nội thất chuyển hẳn sang kinh doanh hàng TQ.

Theo giới kinh doanh VLXD, điểm mạnh của hàng TQ hiện nay là đa dạng về chủng loại, nhãn hiệu và giá cả. Chỉ riêng mặt hàng gạch lót nền, ốp tường, hàng TQ có gần cả trăm loại, có loại giá rẻ 60.000 đồng- 70.000 đồng/m2, phổ biến là loại có mức giá trên dưới 200.000 đồng/m2, nhưng cũng có loại giá 400.000 đồng- 500.000 đồng/m2.

Loại gạch giả đá của TQ dùng để làm vách ngăn có giá lên đến 1,5 triệu đồng/m2... Trong khi đó, gạch sản xuất trong nước phổ biến có mức giá 70.000 đồng- 140.000 đồng, tùy kích cỡ và nhãn hiệu cũng chỉ khoảng mươi loại như Đồng Tâm, Thạch Bàn, Taicera, Rorco, Hoàng Phát...

Hàng TQ không chỉ chiếm lĩnh thị trường gạch lót nền, gạch trang trí mà còn áp đảo về thị trường thiết bị vệ sinh như bồn tắm, bồn massage, vòi nước, chậu rửa... với đủ chủng loại từ bình dân đến cao cấp (chiếm khoảng 60%-70% thị trường). Về mặt hàng đèn trang trí, hàng TQ chiếm khoảng 90% thị trường.

Giải thích về hiện tượng này, không phải chất lượng hàng TQ cao hơn hàng trong nước mà cái chính là do sản phẩm của họ đa dạng và bắt mắt, cũng như tính tiện lợi cao...

Tuy nhiên, đối với những người am hiểu thị trường VLXD đều cho rằng về chất lượng thì hàng Trung Quốc chưa khiến người tiêu dùng yên tâm, chưa kể hiện tượng hàng Trung Quốc nhái giả các loại hàng cao cấp khác. Ví dụ như mặt hàng đèn trang trí, hàng TQ chiếm đến 90% thị trường VN nhưng người bán giới thiệu đó là hàng Đài Loan, Hồng Kông hoặc Hàn Quốc để bán giá cao. Hoặc loại bồn cầu Inax nổi tiếng đang bị hàng TQ nhái nhãn hiệu Inmax...

Do kinh doanh hàng TQ có lãi cao nên hiện nay đang có hiện tượng nhiều nhà buôn sang tận TQ đặt hàng cũng như làm nhãn hiệu riêng dưới dạng “độc quyền” phân phối. Loại bồn cầu một khối có chất lượng trung bình giá 300.000 đồng-400.000 đồng/bộ nhưng khi về VN giá được đẩy lên 2 triệu-3 triệu đồng/bộ.

Vòi nước sử dụng cho lavabo, vòi sen, vòi rửa chén (loại cao cấp) giá gốc cũng chỉ vài trăm ngàn đồng nhưng về VN giá bán từ 1 triệu đồng trở lên... Mặt hàng dễ “ăn” nhất là bồn tắm, bồn massage. Chẳng hạn loại bồn tắm bằng nhựa giá bán trên thị trường hiện nay từ 5 triệu-10 triệu đồng/cái (trong khi giá vốn chỉ vài triệu đồng), bồn tắm có massage thì vô tư hét giá từ 10 triệu cho đến 30 triệu đồng/bộ, tùy loại “ấn tượng” cỡ nào, trong khi giá vốn không đến 5 triệu đồng.

Sự tràn ngập hàng VLXD giá rẻ Trung Quốc làm cho các doanh nghiệp trong nước lao đao. Theo Chủ tịch Hiệp hội VLXD VN, thì hàng VLXD, trang trí nội thất từ TQ tràn ngập thị trường trong nước là do khâu kiểm soát còn nhiều lỏng lẻo.

Hàng nhập lậu từ TQ rất nhiều do đường bộ không kiểm soát được. Thế mạnh của hàng nhập lậu là giá quá rẻ, không có thuế nên hàng trong nước không thể nào cạnh tranh lại, doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn. Hiệp hội VLXD VN đã kiến nghị lên Chính phủ sớm có biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu, nhất là hàng nhập lậu từ TQ.

Tham khảo giá nhập khẩu thiết bị nhà tắm từ thị trường Trung Quốc tại cửa khẩu Móng Cái (tuần từ 24-30/10/2009)

Chủng loạiĐVTGiá (NDT)
Gương chống hơi nước, điện thế 220V, hình chức nhật (50x30)cmChiếc55
Gương chống hơi nước, điện thế 220V, hình ôvan (50x30)cm58
Gương chống hơi nước, điện thế 220V, hình nhật (60x40)cm65
Gương chống hơi nước, điện thế 220V, hình ôvan (60x40)cm70
Bình nóng lạnh đốt gas 8 lít, vỏ thép trắng không gỉ, 3 nút chỉnh nước Bộ375
Bình nóng lạnh đốt gas 8 lít, vỏ hợp kim 2 nút chỉnh nước310
Bình nóng lạnh đốt gas 8 lít, vỏ hợp kim, 3 nút chỉnh nước280
Bình nóng lạnh đốt gas 8 lít,  vỏ hợp kim 2 nút chỉnh nước
246
Bình nóng lạnh đốt gas 8 lít, vỏ thép mạ, 3 nút chỉnh nước225
Bình nóng lạnh đốt gas 8 lít, vỏ hợp kim, 2 nút chỉnh nước205
Bình tắm com-pô-zit phun sơn (các màu), kèm phụ kiện lắpchiếc600

(Vinanet)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Giá vật liệu xây dựng khó tăng!
  • Nguồn cung xi măng có thể vượt nhu cầu vào cuối năm
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Gốm sứ vệ sinh: Mảnh đất màu mỡ
  • Dự báo giá thép, xi măng sẽ tăng sau tháng 10
  • Doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng kêu cứu
  • Thừa xi măng: Các doanh nghiệp cần lên kế hoạch tính toán lại
  • Nigeria ngừng nhập khẩu xi măng đóng bao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container