Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ưu đãi cho DN đầu tư sản xuất VLXD không nung

Sử dụng VLXKN trong các công trình đã trở thành xu thế chung của các nước trên thế giới. - tinkinhte.com
Sử dụng VLXKN trong các công trình đã trở thành xu thế chung của các nước trên thế giới. Ảnh: Đức Thanh
Bộ Xây dựng mới đây đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung (VLXKN) đến năm 2020”. Mục tiêu của Chương trình là phát triển sản xuất VLXKN thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015 và 30-40% vào năm 2020.
 
Để cụ thể hoá mục tiêu này, Bộ Xây dựng dự kiến, nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất VLXKN (chỉ tính riêng nhà xưởng và thiết bị) của cả nước giai đoạn này khoảng 5.200 đến 6.500 tỉ đồng.

Theo đó, để thu hút các nhà đầu tư, cụ thể là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, DN chế tạo thiết bị VLXKN đảm bảo về quy mô công suất, chất lượng sẽ nhận được nhiều ưu đãi về thuế, vốn và thuê đất.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, trên cả nước hiện nay mới có khoảng 800 cơ sở sản xuất VLXKN, với tổng công suất là 1.600 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm, chiếm 8% tổng số vật liệu xây. Trong đó có 31 dây chuyền công suất vừa và lớn với tổng công suất 552 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm (chiếm 33% tổng công suất VLXKN). Số còn lại (67%) là các dây chuyền có công suất nhỏ, quy mô hộ gia đình.

Đặc biệt, theo tính toán, đầu tư dây chuyền sản xuất VLXKN công suất lớn chỉ bằng 45-60% so với suất đầu tư dây chuyền gạch đất sét nung bằng lò tuy nen. Diện tích xây dựng các cơ sở sản xuất VLXKN tính trên công suất thiết kế cũng chỉ bằng 50-70% so với cơ sở sản xuất gạch xây từ đất sét nung.

Mặc dù được Nhà nước khuyến khích, nhưng việc phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN vẫn chưa đạt được mục tiêu. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, sử dụng VLXKN đến thời điểm này mới đạt 8%. Ông Ngô Quang Diệm, Phó vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) thì các doanh nghiệp thực sự chưa mặn mà đầu tư sản xuất VLXKN. Một số đơn vị sản xuất VLXKN chưa quan tâm đến chất lượng, coi đây chỉ là vật liệu xây tạm, chất lượng sản phẩm chưa cao…đã ảnh hưởng đến tâm lý người sử dụng. Thêm đó, một số loại VLXKN có tính năng kỹ thuật cao nhưng giá thành cao chưa cạnh tranh được với gạch đất sét nung, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản làm gạch đất sét nung cũng như tuyên truyền, tạo điều kiện cho sản xuất VLXKN còn nhiều hạn chế.

Trái ngược với việc đầu tư sản xuất VLXKN, những năm qua, tình hình đầu tư phát triển gạch sét nung trên quy mô cả nước vẫn được diễn ra mạnh mẽ.

Trong khi đó, theo tính toán, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.500.000 m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp. 

Năm 2020 dự kiến nhu cầu vật liệu xây khoảng 42 tỷ viên quy tiêu chuẩn, nếu đáp ứng nhu cầu này hoàn toàn bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57- 60 triệu m3 đất sét, tương đương 2.800 - 3.000 ha đất nông nghiệp, sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, đồng thời tiêu tốn 5,3 - 5,6 triệu tấn than, thải ra khoảng 17 triệu tấn khí CO2, tác động xấu đến cảnh quan môi trường.

Việc thay thế gạch đất sét nung bằng VLXKN sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực về các mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời hạn chế được các tác động bất lợi do sản xuất gạch nung. Ngoài ra còn tiêu thụ một phần đáng kể phế thải các ngành khác, như: Nhiệt điện, luyện kim, khai khoáng...; góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các chi phí xử lý phế thải.

Nhờ có nhiều ưu điểm, sử dụng VLXKN đã trở thành xu thế chung của các nước trên thế giới. Ví dụ: ở Trung quốc, có kế hoạch đến năm 2010 vật liệu xây kiểu mới phải chiếm tỉ lệ trên 55%, trong đó gạch bê tông khí chưng  chiếm tỉ lệ 8% trong tổng số vật liệu xây. Ở Anh, VLXKN đang chiếm 60% trong tổng số vật liệu xây.

Trước thực tế về phát triển VLXKN ở nước ta còn chưa thu hút được mọi thành phần DN tham gia và để đạt mục tiêu phát triển, sử dụng VNXKN thay thế cho vật liệu nung, ngoài việc ưu đãi về thuê đất, thuế và vốn cho các DN, Bộ Xây dựng còn đề xuất các chính sách về sử dụng VLXKN vào công trình xây dựng.

Cụ thể, trừ một số công trình đặc biệt, khi thiết kế và thi công các công trình xây dựng từ 8 tầng trở lên có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, từ năm 2011 trở đi, các công trình xây dựng tại các đô thị loại 2 trở lên (đô thị loại 2, loại 1 và đặc biệt) bắt buộc phải sử dụng ít nhất 50% VLXKN loại nhẹ  trong tổng số vật liệu xây. Từ năm 2015 trở về sau, các công trình xây dựng tại các đô thị bắt buộc phải sử dụng ít nhất 50% VLXKN loại nhẹ, đồng thời khuyến khích các công trình xây dựng khác ưu tiên sử dụng VLXKN có độ rỗng lớn hơn 30% và VLXKN loại nhẹ.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Doanh nghiệp xi măng bàn chuyện tăng giá
  • Xi măng sẽ tăng giá
  • Kính cường lực Eurowindow: an toàn và bền vững
  • Thị trường Trung Đông - Hướng đi mới cho ngành vật liệu xây dựng
  • Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng không nung
  • Nhiều doanh nghiệp ngành xi măng nỗ lực tìm đầu ra
  • Ngành công nghiệp xi - măng Thanh Hóa mở hướng xuất khẩu
  • Năm 2010: Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn xi măng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container