Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nhân Tô Xuân Cảnh : “Thành công không có công thức”

Đó là chia sẻ của doanh nhân Tô Xuân Cảnh – GĐ Cty Sứ Hảo Cảnh về chặng đường đi tới thành công của một doanh nhân khi trao đổi với DĐDN.
 
Ông Cảnh cho rằng: không có một công thức nào có thể giúp doanh nhân thành công, tuy nhiên, muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, đứng được trên đôi chân của mình cần phải có lòng can đảm, sự cương quyết và khả năng nhìn xa trông rộng...

- Ông có thể chia sẻ con đường trở thành doanh nhân của mình?

Trước khi lập nghiệp tôi đi làm thuê, rồi kinh doanh bán hàng vật liệu xây dựng. Qua một thời gian bán các sản phẩm vật liệu xây dựng tôi nhận thấy các sản phẩm sứ VN sản xuất rất hạn hẹp, mà các sản phẩm này đa phần phải nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước khác mà vẫn không có hàng để bán. Từ thực tế đó tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi... và quyết định thành lập Cty.

- Và những bước ngoặt trên con đường kinh doanh ?

Phải nói thật là lúc thành lập Cty tôi chỉ có một số ít tiền tích cóp được, còn lại phải đi vay mượn bạn nè, họ hàng..., gom góp được hơn 1 tỉ đồng. Số tiền này vào thời điểm đó không phải là con số nhỏ vì vậy tôi đã rất thận trọng khi đầu tư. Tôi đã đầu tư từng bước chắc chắn. Thành lập Cty xong, ngày 8/3/2001 bằng nguồn vốn đi vay thêm, tôi đầu tư 30 tỉ đồng để xây dựng nhà máy trên diện tích 7.000 m2 tại Tiền Hải. Sau một năm xây dựng, lắp đặt thiết bị máy móc, năm 2002 nhà máy đi vào hoạt động và ổn định đảm bảo thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/ người/tháng cho 250 cán bộ công nhân viên.

Dây chuyền sản xuất của Cty sứ Hảo Cảnh
 
Trước nhu cầu phát triển xã hội, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sứ vệ sinh ngày càng cao, sản phẩm của Cty làm ra đến đâu bán hết đến đó, thậm chí có lúc không có hàng để bán. Năm 2004, tôi quyết định đầu tư trên 100 tỉ đồng mở rộng thêm nhà máy thứ hai với diện tích 26.000 m2, có quy mô lớn và hiện đại hơn nhà máy thứ nhất, tuyển dụng thêm hơn 500 CBCNV hưởng mức lương  3,5 triệu đồng/người/tháng. Đến năm 2007 tôi nhận thấy nhu cầu thị hiếu của thị trường sản phẩm sứ vệ sinh của VN vẫn thiếu, nên tôi quyết định đầu tư 350 tỉ đồng mở thêm nhà máy thứ ba với diện tích 27.000 m2. Có thể nói đây là một bước đột phá của Hảo Cảnh, bởi tôi đầu tư một dây truyền lò tuy len tự động hóa, hiện đại nhất bậc nhất hiện nay của Trung Quốc và Ý đạt tiêu chuẩn quốc tế có công suất 5.000 sản phẩm/ ngày để sản xuất sứ vệ sinh cao cấp nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu mà giá thành rẻ hơn nhiều so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

- Ở Tiền Hải - Thái Bình hiện có rất nhiều Cty sản xuất các sản phẩm sứ. Vậy sản phẩm của Hảo Cảnh ngoài tên gọi phải có sự khác biệt để cạnh tranh?

Có thể nói, ưu thế của Hảo Cảnh là nhà máy hai và ba, bởi hai nhà máy này đã đột phá nghiên cứu khai phá thành công các sản phẩm của nước ngoài được ưa chuộng trên thị trường để sản xuất trong nước, đưa ra thị trường giá cạnh tranh như bệt cầu khối và lavabô rửa mặt, mà đặc trưng sự khác biệt của bệt cầu khối Hảo Cảnh với các Cty khác sản xuất các sản phẩm cùng loại đó là là xả nước không có tiếng kêu.

- Trong sự nghiệp kinh doanh, đã có lúc nào ông cảm thấy khó khăn và ông đã có giải pháp gì để vượt qua khó khăn đó?

Có thể nói, lúc đầu khởi nghiệp tôi tương đối thuận lợi, không gặp khó khăn gì, bởi nhu cầu tiêu dùng cao, tỉnh và các sở ban ngành đều ủng hộ tạo mọi điều kiện tốt nhất. Thời điểm tôi thấy khó khăn nhất chính là hiện nay, do Chính phủ VN thắt chặt chi tiêu, giảm lạm phát, dẫn đến mức độ tiêu thụ giảm 80%. Bên cạnh đó, với cơ chế lãi suất ngân hàng cao, giá nguyên vật liệu tăng 30 - 40% (đặc biệt than tăng 55%) mà giá sản phẩm lại không tăng nên DN đã khó khăn lại càng khó.

Để tồn tại, đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 1.000 CBCNV trong giai đoạn này, tôi cùng ban lãnh đạo Cty đã định hướng, tiếp tục đưa ra thị trường những sản phẩm tốt có tính cạnh tranh cao về chất lượng và giá thành, được người tiêu dùng chấp nhận. Đi sâu tìm hiểu thị hiếu khách hàng từ nông thôn đến thành thị để đưa ra những sản phẩm phù đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng...

- Đến nay, khi đã đạt được những thành quả nhất định, ông có chia sẻ gì với thế hệ doanh nhân tương lai?

Tôi nghĩ con đường đi đến thành công không bao giờ là dễ dàng cả. Không có công thức nào để trở thành doanh nhân thành đạt. Ngay cả khi mình có định hướng đúng và làm việc cần mẫn thì đôi khi vẫn gặp thất bại. Vì vậy, theo quan điểm của tôi để đạt thành công trong sự nghiệp phải trải qua nhiều thăng trầm, tích lũy kinh nghiệm...   Người lãnh đạo phải biết rõ mình muốn làm gì và cố gắng làm bằng được. Từ đó, soạn thảo từng bước hành động cụ thể và giám sát một cách chặt chẽ... Đặc biệt, phải biết chia sẻ lợi nhuận với người lao động thì mới thành công được.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Du lịch và Thương mại Hải Bình: Vươn lên từ gian khó
  • Chân dung chàng sinh viên "ấp trứng" giỏi nhất Việt Nam
  • Những đại gia Việt 'dựng cờ' từ Đông Âu
  • Người chèo lái "con thuyền" Nam Dược
  • Chàng trai Việt được Facebook mời thăm
  • Người “kiến thiết” DIC 4
  • Trò chuyện cùng CEO 8X của doanh nghiệp "bác sỹ gia đình"
  • Dzung T. Bui: Người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao