Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hai cô gái Việt xây thương hiệu sôcôla trên đất Mỹ

 Hai cô gái Mỹ gốc Việt bằng niềm đam mê và sự khéo léo đã làm nên thương hiệu Sôcôla đậm chất Việt ngay ở nơi xứ người. 

Một buổi tối thứ 7 tại thành phố San Francisco, Susan Liễu và chị gái mình là Wendy- 2 chủ nhân của chuỗi cửa hàng mang tên Sôcôla, đang hối hả chuẩn bị hơn 1 nghìn thanh kẹo sôcôla, trà hoa nhài, caramel với muối biển Hawai.

Những gì mà họ làm ở đây đó là các loại kẹo có mang hương vị phương Đông hòa lẫn với hương vị phương Tây.

Con đường trở thành doanh nhân của chị em Susan được bắt đầu vào năm 2001, khi Susan đang học trung học ở Santa Rosa.

Năm 2010, Sôcôla đã nhận 10 giải thưởng tại Hội chợ triển lãm sôcôla quốc tế tổ chức tại San Francisco (San Francisco International Chocolate Salon).

Hiện tại, cửa hàng của cô cung ứng sôcôla cho các hãng lớn như Google, Chevron, Pixar, và CBS, và Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á tại San Francisco và có 11 cửa hàng bán lẻ.

Susan cũng cho biết, hai chị em cô đang có ý định mở thêm 26 cửa hàng mở miền bắc California.

Ngoài ra, cô cũng đang cân nhắc làm phong phú hơn nữa nguyên liệu, hương liệu chế biến sô cô la từ những nguyên liệu truyền thống như sôcôla, bơ, kem. Tuy nhiên, tỷ lệ sôcôla nguyên chất vẫn chiếm 72% để tạo ra một hương vị đặc trưng.

Susan chia sẻ, những hương vị mà họ phát hiện ra là nhờ kinh nghiệm có được sau mỗi lần đi đây đi đó, và thậm chí từ những giấc mơ của chị gái Wendy.

Ban ngày, Wendy là người tư vấn quản trị, nhưng đến tối và vào những ngày cuối tuần cô lại là người “sáng tạo” sôcôla. Cô tỏ ra là một người khá giỏi giang và khéo tay.

Hai nữ doanh nhân này cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường, và do vậy họ đã tìm mọi cách hạn chế lượng phát thải CO2 thông qua việc mua lại các nguyên liệu hữu cơ của người dân địa phương bất cứ khi nào có thể.

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, giống như nhiều gia đình ở miền Nam lúc đó, bố mẹ Susan cùng 2 anh trai của Susan, khi đó mới 1 và 3 tuổi, rời Việt Nam trên chiếc thuyền nhỏ.

Sau 2 năm sống trong trại tị nạn ở Thái Lan và Malaysia vào năm 1981 - 1982, và sinh hạ Wendy, gia đình Susan đã chuyển đến định cư hẳn ở California, và mở một tiệm làm móng.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard, Susan làm việc cho một dự án phát triển cacao của chính phủ ở Việt Nam.

Cô quay trở lại San Francisco và làm việc cho Coro Fellowship - một tổ chức nhân đạo. Được biết, một trong số những dự án mà Susan Liễu đang theo đuổi hiện nay là xây dựng một quỹ học bổng để giúp đỡ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp // Harvard Magazine)

  • Tỷ phú Mỹ gốc Việt vang danh tại phố Wall
  • Trần Thu Hằng: Người mở đường cho búp bê nghệ thuật
  • Phất nhờ nuôi… sâu
  • Hồ Hữu Bằng - Chàng giám đốc 'biết tuốt'
  • Nhà nổi của nhóm bạn phố thị
  • Chàng trai Pa Cô và giấc mơ cà phê
  • Gặp ‘vua’ cam trên đất Tuyên Quang
  • Nuôi rắn hổ hèo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao