Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bưu chính vẫn có lãi

Bưu chính vẫn có lãi
Doanh thu VietnamPost tăng 34% so với năm 2011.

Cả 2 doanh nghiệp đầu ngành bưu chính Việt Nam đều công bố có lãi trong năm 2012. VietnamPost vẫn giữ vị trí số 1 trên thị trường với doanh thu tăng 34% so với năm 2011, lợi nhuận tăng 30%. Ở vị trí thứ hai, doanh thu của ViettelPost tăng 40% so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng 3,6%. Đại diện Tín Thành, SaigonPost và Hợp Nhất cũng cho biết doanh thu và lợi nhuận của họ đều tăng trưởng 2 con số.

Nhờ đâu bưu chính lãi?

Năm 2012, chị Nguyễn Bạch Như Lan, Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ Môi trường Trái Đất Xanh tại Tp.HCM thường xuyên dùng dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty Cổ phần 247 để gửi các loại chứng từ và hàng mẫu cho đối tác trong và ngoài nước. Trên thực tế, hàng hóa và thư từ, tài liệu của Trái Đất Xanh được vận chuyển bằng xe của ViettelPost chứ không phải xe của 247. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp bưu chính đã chuyển hướng chiến lược từ đối đầu thành đối tác để cùng phát triển.

Trước đây, các doanh nghiệp bưu chính đầu ngành như VietnamPost hay ViettelPost thường không cho các đơn vị tư nhân khác kết nối với mình do ngại bị cạnh tranh và giành khách hàng. Vì thế, một lượng lớn hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ đã được vận chuyển bằng những tuyến xe khách chất lượng cao.

Từ thực tế trên, nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, ông Lương Ngọc Hải, Tổng giám đốc ViettelPost, cho rằng thị trường chuyển phát nhanh vẫn còn nhiều tiềm năng nên các đơn vị bưu chính trong nước cần ngồi lại với nhau để cùng hợp tác.

Mạng lưới của ViettelPost trong năm 2012 đã vươn tới 92% tổng số quận, huyện và 46% số phường, xã trên toàn quốc. Công ty sở hữu hơn 100 chiếc xe tải, đưa hàng tới các trung tâm các tỉnh thành. Hơn 30 đơn vị chuyển phát nhanh gồm Sài Gòn Post, Tín Thành, 365 Express, Công ty Cổ phần 247... đã ký hợp đồng mua xe tải cứng (cam kết có bưu phẩm, bưu kiện) trên đội xe này của ViettelPost.

Cụ thể, các đơn vị này cam kết trong 1 ngày hay 1 tuần sẽ cung cấp cho ViettelPost từ 500 kg đến 3 tấn bưu phẩm với các điểm đến thuộc mạng lưới liên tỉnh của ViettelPost. Ngược lại, họ được hưởng giá cước ưu đãi thay cho các mức giá khác nhau tùy trọng lượng. Hình thức hợp tác này đã giúp tăng tổng sản lượng vận chuyển của ViettelPost lên hơn 20% trong năm 2012 so với năm 2011.

Hướng đi sắp tới

Năm 2012, kết quả kinh doanh tích cực của ViettelPost còn được đóng góp từ chi nhánh tại Campuchia. Tương tự như công ty mẹ là Tập đoàn Viettel, phát triển thị trường nước ngoài là một trong những mục tiêu cốt lõi mà ViettelPost đang nhắm tới. Năm 2009, đơn vị này đã mở chi nhánh đầu tiên tại Campuchia.

Hiện ViettelPost Campuchia đã phát triển mạng lưới phục vụ tới tất cả các tỉnh của nước này và đã hoàn vốn cho công ty mẹ. Đặc biệt, doanh thu năm 2012 của ViettelPost Campuchia đạt trên 1 triệu USD, tăng trưởng 68% so với mức tăng 47% của thị trường trong nước. Theo chân Viettel, ViettelPost sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Lào, Haiti và Mozambique trong thời gian tới.

Trong khi đó, nhằm chuẩn bị cho thời điểm tách hoàn toàn ra khỏi ngành viễn thông và đổi tên thành VietnamPost từ VNPost (ngày 1/1/2013), đơn vị này đã triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên 3 mũi nhọn. Đó là bưu chính chuyển phát, đầu tư tài chính (LienVietPostBank) và phân phối - truyền thông.

Mặc dù cả 2 doanh nghiệp đầu ngành bưu chính đều công bố kết quả kinh doanh tích cực trong năm qua, nhưng khó khăn đối với ngành này là không hề nhỏ. Dễ thấy nhất là việc thư điện tử, điện thoại di động, mạng truyền thông, mạng xã hội khiến ngay cả việc thanh toán hóa đơn cũng như các giao dịch thương mại ngày càng được thực hiện nhiều hơn qua internet. Ngay cả các doanh nghiệp bưu chính lớn trên thế giới cũng đang đối mặt với những khoản lỗ lớn hằng năm.

Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, từng cho rằng chính mảng kinh doanh chuyển phát nhanh quốc tế dưới hình thức liên doanh với các tập đoàn như DHL, FedEx, UPS, TNT là một trong những giải pháp khả dĩ để các doanh nghiệp như VietnamPost có thể bù đắp khoản lỗ của mảng bưu chính nội địa.

Năm 2007, Công ty liên doanh Chuyển phát nhanh DHL - VNPT Express (DHL 51%, VNPT 49%) đã chính thức ra mắt. Sau gần 6 năm hoạt động, đơn vị này đã chiếm hơn 40% thị trường chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế.

Khác với DHL - VNPT Express, ngày 19.3.2013, đại gia chuyển phát nhanh của Mỹ là UPS đã công bố sở hữu 100% vốn sau khi mua lại 49% cổ phần của đối tác liên doanh là VN Post Express. Giới logistics dự báo có khả năng UPS sẽ đưa máy bay B757F vào khai thác thị trường Việt Nam ngay trong năm nay. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước có thể sắp phải đối mặt với một thách thức rất lớn.

(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Ly cà phê đắng Tonkin
  • 25 năm FDI, nhìn lại để nâng chất lượng dòng vốn
  • Amway Việt Nam: Đường tới “Thương hiệu được tin cậy”
  • 'Đại gia' Viettel - Vinaconex: Vỡ mộng công ty tài chính
  • Chủ tịch Habeco 'bật mí' thành công của Bia Hà Nội
  • “Ông lớn”
  • Nissan khốn đốn vì đi tắt đón đầu
  • Bà chủ TH True Milk kể tiếp chuyện 'không có đối thủ'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao